Sự thay đổi của cơ bắp sau chấn thương

Nói đến cơ bắp là nói đến khả năng co duỗi và cách sử dụng chúng đúng chức năng, phối hợp đúng trình tự của cơ thể. Nó cũng như cơ bắp của bạn thay đổi sau 1 buổi tập luyện nặng. Khi bị chấn thương thì cữ động sẽ bị giới hạn phạm vi, không thực hiện đúng chức năng của nó. Việc cần làm là tập cho cơ bắp quen lại chuyển động như trước khi bị chấn thương: tìm ra được những cơ bắp nào có điểm kích ứng và xử lý chúng, thực hành tập một số chuyển động mang tính chức năng để lấy lại cách thức vận đúng

Điều bạn có thể không ngờ tới là sau khi chấn thương đã qua đi và bạn không còn bị đau nữa, thì cơ thể bạn nó vẫn “nhớ” các thay đổi này và tiếp tục áp dụng chúng

CẨN THẬN KHI CƠ BẮP BỊ CHẤN THƯƠNG

Nói đến cơ bắp có hai vấn đề quan trọng:
1/ Khả năng co duỗi của chúng
2/ Khả năng sử dụng chúng đúng chức năng, phối hợp đúng trình tự của cơ thể.

Vấn đề số 1 khá dễ hiểu, nếu như cơ bắp của bạn không có khả năng co duỗi đúng thì sẽ dẫn đến hai hệ quả:
+ 1 số cử động bị giới hạn phạm vi,
+ 1 số cơ bắp bị yếu, không thực hiện đúng chức năng của mình.

Sự thay đổi của cơ bắp sau chấn thương
Sự thay đổi của cơ bắp sau chấn thương

Bạn có thể dễ dàng thấy điều này trong thực tế, sau một buổi tập ngực rất căng thì cơ ngực của bạn đôi lúc sẽ có hiện tượng căng cứng lại và khi đưa cánh tay ra sau thân như khi tập row bạn sẽ nhận thấy một cơn đau nhói ngăn mình lại. Đối với những người không mấy khi vận động, khi lần đầu bạn cho họ tập squat thì họ gần như không cử động được hông đúng cách mà chỉ trùng gối xuống là chính do cơ mông bị ngủ quên quá lâu và mất sức mạnh.

Điều xảy ra đối với cơ bắp của bạn khi bạn bị chấn thương, ví dụ như đau lưng dưới là. Trước tiên cơ thể sẽ phải tìm ra cách hạn chế được cơn đau nó phải chịu trong quá trình sinh hoạt bằng cách biến đổi tư thế của bạn. Bạn sẽ thấy người nào đang bị đau sẽ di chuyển rất “kì”, đó chính là khi họ thay đổi tư thế của mình để tránh bị đau. Tuy nhiên hành động này lại khiến cho một số cơ bắp bị chịu lực nhiều hơn bình thường (quá tải) dẫn đến tạo thành các điểm kích ứng (trigger point). Các điểm kích ứng này khiến cho cơ bắp của bạn phản ứng tương tự như bị căng cứng sau khi tập, và sẽ không dễ biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Điều bạn có thể không ngờ tới là sau khi chấn thương đã qua đi và bạn không còn bị đau nữa, thì cơ thể bạn nó vẫn “nhớ” các thay đổi này và tiếp tục áp dụng chúng. Tức là bạn vẫn giữ tư thế sai lệch như khi mình còn đang bị tổn thương khi cơ thể đã bình phục. Mặt khác, các điểm kích ứng vẫn còn tồn tại khiến cho các cử động của bạn không “ổn” như ban đầu, và nếu như bạn mang cơ thể này đi tập tạ mà không xử lý các vấn đề kể trên thì bạn cầm chắc khả năng tổn thương trong thời gian sau đó.

Vậy điều bạn cần làm là gì?

Bạn cần phải xác định được những tư thế, chuyển động nào của mình bị ảnh hưởng để có hướng khắc phục. Tuy nhiên các điểm kích ứng có thể ngay bạn không làm được điều đó, bởi vậy chúng ta cần tìm ra được những cơ bắp nào có điểm kích ứng và xử lý chúng. Thường thì các cơ bắp thuộc nhóm tonic sẽ là nơi xuất hiện điểm kích ứng. Kỹ thuật để tự xử lý các điểm này được gọi là Self Myofascial Release về cơ bản là một loại hình tự massage, thực hiện với bóng giãn cơ, cơn lăn foam roller, dây đàn hồi … Kỹ thuật này thường tiến hành bằng cách giữ áp lực vừa phải ở vị trí cơ bắp bị kích ứng nhất trong khoảng 30-60 giây.

Sau khi đã phục hồi được cho các cơ bị ảnh hưởng (bản chất để lấy lại khả năng duỗi cho chúng) bạn sẽ cần thực hành tập một số chuyển động mang tính chức năng (functional) để lấy lại cách thức vận đúng trước khi đi vào tập các bài tập ở mức độ nặng như mình tập trước khi bị chấn thương. Các chuyển động chức năng mà thầy Paul Chek của tôi đưa ra là Squat/ Hip hing/ Pull/ Push/ Twist.

Trên đây là những việc bạn cần nắm được nếu như bị chấn thương ảnh hưởng đến vận động trong nhiều tuần, nếu chấn thương càng kéo dài và/hoặc bạn bị hạn chế vận động ngày càng lâu thì ảnh hưởng đến cơ thể càng lớn hơn và bạn càng phải chú ý đến chúng nhiều hơn.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym