Sự thật về cảm giác đau hay DOMS và những lầm tưởng tai hại

1 trong những lầm tưởng vĩ đại của dân tập gym thể hình là tập càng đau thì càng hiệu quả và mức độ tăng cơ đang diễn ra chóng mặt

Bạn cần biết những điều sau:
1. Cảm giác thực sự đau nhức sau khi nâng tạ không nhất thiết có nghĩa là bạn đã có 1 buổi tập luyện tốt giúp tăng cơ.
2. Bạn có thể kích thích cơ bắp phát triển mà không bị đau nhức quá mức mặc dù như vậy bạn sẽ vẫn cảm thấy điều gì đó sau 1 buổi tập luyện nặng.
3. Hầu hết mọi người cảm thấy đau nhức hơn khi thực hiện chế độ ăn kiêng nhưng điều đó không có nghĩa là họ đang tăng cơ nhiều hơn.
4. Để giảm đau nhức và tạo/ duy trì cơ bắp tối ưu khi thực hiện chế độ ăn kiêng, phần lớn thời gian trong ngày hãy giảm lượng Calo nhưng tăng cường chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau buổi tập.

MỐI QUAN HỆ YÊU GHÉT CẢM GIÁC ĐAU

Bạn có nên tập 1 nhóm cơ hay nâng tạ khi bạn vẫn còn thấy đau từ buổi tập trước hay không? Nếu vậy thì cách tập luyện khi vẫn còn đau có khác gì hay không? Nếu bạn không thấy đau sau 1 buổi tập thì liệu điều đó có nghĩa là buổi tập đó tệ có phải hay không? Hay cảm giác đau nhức là 1 dấu hiệu xấu như 1 số huấn luyện viên đã nói?

Với tư cách người tập tạ và vận động viên, chúng tôi đã học cách yêu cảm giác đau nhức bởi vì chúng tôi liên kết cảm giác đau nhức với 1 buổi tập luyện hiệu quả. Nhưng đó cũng là điều mà chúng tôi ghét vì cảm giác đau nhức có thể cản trở quá trình tập luyện của chúng tôi. Tôi có thể viết 1 bài cực kỳ khoa học trình bày chi tiết về hiện tượng sinh lý cụ thể này xảy ra như thế nào mà khiến bạn cảm thấy đau nhưng chúng ta hãy rút ngắn điều này đi. Sau đây là ý kiến của tôi dựa trên những kinh nghiệm mà tôi và các vận động viên cũng như các Bodybuilder đã trải qua.

ĐAU NHỨC CƠ BẮP LÀ GÌ

Sự thật về cảm giác đau sau khi tập
Sự thật về cảm giác đau sau khi tập

Đau cơ khởi phát chậm DOMS thường được coi là cơn đau cục bộ ở 1 cơ đã tập luyện do tổn thương cơ trong buổi tập tạ của bạn. DOMS xảy ra từ 12 đến 72 tiếng sau khi tập luyện tùy thuộc vào từng cá nhân. Cảm giác khó chịu đi kèm với sưng tấy (cơ gần như phồng to lên “pump”), cứng khớp ở các khớp bị ảnh hưởng và có thể mất sức mạnh và khả năng mở rộng của cơ đó, do đó giảm khả năng vận động của cơ đó. Nói cách khác, người ta đều chấp nhận lý thuyết chung là khi bạn tập tạ, bạn sẽ gây ra tổn thương nhỏ cho các cơ mục tiêu, về cơ bản đó là 1 chấn thương và do đó dẫn đến viêm và đau nhức/ cứng. Các phương pháp tập có thể gây ra chấn thương cơ nhiều nhất là accentuated eccentrics, shock absorption, xử lý tải trọng rất rất nặng trong vài lần gắng sức. Những điều này sẽ dẫn đến đau nhức nhiều nhất. Mặc dù điều này hầu như đúng, nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa.

CỰC KỲ ĐAU VÀ KHÔNG BAO GIỜ ĐAU

Tôi đã huấn luyện 1 Bodybuilder chuyên nghiệp IFBB, người không bao giờ bị đau ở bắp tay và anh ấy có bắp tay rất to. Lần đầu tiên anh ấy bị đau khi chúng tôi tập luyện occlusion training (hay còn gọi là blood flow restriction training BFR) với mức tạ rất nhẹ và không chú trọng đến tempo. Việc nâng tạ nhẹ mà không tập trung vào phần eccentric (phần negative) hoặc phải dừng lại đột ngột và chuyển hướng ngược lại sẽ thực sự không gây ra nhiều tổn thương cơ. Bản thân áp lực cơ học cũng thấp. Tuy nhiên, đây là kiểu tập luyện khiến anh ấy bị đau bắp tay lần đầu tiên trong đời. Tương tự như vậy, nhiều Bodybuilder cảm thấy đau nhức ở cơ xô khi nâng tạ nhẹ với sức căng liên tục và các cơn co cơ ở mức cao nhất so với khi nâng tạ nặng. Vì vậy mặc dù tổn thương nhỏ thực sự sẽ gây đau, chỉ đơn giản việc kích thích quá trình đồng hóa-dị hóa cũng có thể gây đau nhức, bất kể tổn thương nào.

Về cơ bản khi bạn kích thích đủ 1 cơ bắp hoặc kích thích cơ đó với loại áp lực thích hợp, cơ thể bạn sẽ làm cho nó khỏe hơn và nhanh hơn. Việc gây tổn thương bằng cách nâng tạ nặng là 1 cách hiển nhiên để làm điều đó, nhưng đó không nhất thiết là cách duy nhất. Ví dụ slow eccentric ngay cả với mức tạ nhẹ có thể kích thích tăng trưởng thông qua con đường kích hoạt mTOR. Việc luyện tập occlusion training (hạn chế lưu lượng máu đến cơ đó khi luyện tập) cũng có thể kích thích tăng trưởng nhưng thông qua việc tích tụ các chất chuyển hóa bên trong các cơ đó và lấy đi oxy của chúng - 2 điều dẫn đến giải phóng các yếu tố tăng trưởng cục bộ như IGF-1. Trong cả 2 trường hợp, bạn có thể bắt đầu quá trình tạo cơ bắp mà không gây chấn thương nhỏ cho cơ. Và với cả 2 phương pháp này mọi người sẽ đều thấy đau. Cảm giác đau không chỉ là cơn đau liên quan đến 1 chấn thương thể chất đối với các cơ đó. Cảm giác đau nhức là điều mà cơ thể nhận thấy trong quá trình phân hủy protein sau đó tích tụ (tạo cơ bắp) sau khi tập luyện, khi lượng bạn tập luyện vượt quá những gì cơ thể bạn quen xử lý.

TÔI ĐAU! ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA LÀ TÔI ĐÃ CÓ 1 BUỔI TẬP TỐT ĐÚNG KHÔNG

Bị đau không có nghĩa là phát triển cơ bắp tốt hơn bình thường
Bị đau không có nghĩa là phát triển cơ bắp tốt hơn bình thường

Hầu hết chúng ta đã học cách đón nhận DOMS. Chúng ta tin rằng cảm giác đau cho chúng ta biết rằng chúng ta đã làm điều gì đó mà sẽ dẫn đến tăng trưởng hoặc tiến bộ tích cực. Người ta tin tưởng nhận thức này hơn nữa bởi thực tế rằng những giai đoạn mà chúng ta bị DOMS nghiêm trọng nhất thường là những giai đoạn mà chúng ta tăng cơ bắp nhiều nhất. Ví dụ khi bạn mới bắt đầu tập luyện, ngay cả buổi tập đơn giản nhất cũng có thể khiến bạn tê liệt trong nhiều ngày. Tôi đã thực sự có những khách hàng đến bệnh viện ngay ngày hôm sau buổi tập vì họ nghĩ rằng họ tự làm mình bị thương! Nó cũng xảy ra khi bạn quay lại tập luyện sau khi nghỉ tập: bạn bị đau nhiều hơn bình thường và bạn cũng tăng cơ nhanh hơn (lấy lại cơ đã bị mất trong thời gian nghỉ tập). Nó cũng có thể xảy ra khi bạn chuyển sang 1 cách tập hoàn toàn khác, điều này cũng có thể dẫn đến tăng trưởng nhanh chóng. Nhưng việc bị đau có nhất thiết phải là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ tăng cơ hay không? Và việc không bị đau có phải là dấu hiệu cho thấy buổi tập luyện của bạn là lãng phí hay không?

Trong cả 2 trường hợp thì câu trả lời là “không”. Trích lời Matt Perryman: "Điều đó chỉ có nghĩa là bạn đã vượt qua khả năng tập luyện hiện tại của cơ thể, có thể đó là cường độ, thời lượng tập hoặc cả 2 điều này." Khi bạn là người mới bắt đầu tập hoặc quay lại tập sau khi nghỉ tập, bạn càng tập luyện nhiều thì cơ thể của bạn càng có khả năng chịu đựng tốt hơn. Vì vậy, trong những trường hợp đó, việc bị đau không có nghĩa là bạn đang kích thích tăng trưởng cơ bắp nhiều hơn, mà có nghĩa là cơ thể bạn chưa quen với việc xử lý lượng áp lực thể chất đó. Điều đó dẫn đến 1 trạng thái sinh học mà ở đó cơ thể bạn huy động các nguồn lực của mình để chiến đấu nhằm duy trì sự cân bằng. Điều này cũng đúng ở 1 mức độ nào đó khi bạn chuyển sang 1 chương trình tập hoặc bài tập mới. Cơ thể của bạn có thể không quen với kiểu tải trọng đó. Do đó, cơ thể bạn xử lý tải trọng đó không hiệu quả nên bạn sẽ bị đau hơn bình thường 1 chút.

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG VÀ VIỆC BỊ ĐAU

Nếu bạn đã từng ăn kiêng khắt khe để có cơ thể siêu nạc, bạn biết rằng khi bạn giảm lượng Calo và chất dinh dưỡng đáng kể, bạn sẽ có xu hướng đau nhức hơn bình thường và cơn đau nhức sẽ kéo dài hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tạo nhiều cơ bắp hơn khi ăn kiêng? Dĩ nhiên là không! Điều đó có nghĩa là do lượng Calo giảm đi, khả năng xử lý tải trọng thể chất của bạn giảm xuống. Đồng thời, việc không đủ chất dinh dưỡng quanh thời gian tập luyện có thể làm tăng tình trạng đau nhức do khiến cơ thể bạn ít được “trang bị công cụ” để chống lại và xử lý việc tập luyện thể chất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng nếu bạn muốn giảm đau nhức.
Bây giờ, nếu bạn có mục tiêu giảm mỡ, bạn có thể không ccòn lựa chọn nào khác ngoài sự thâm hụt Calo. Trong trường hợp này, điều quan trọng hơn là phải đầu tư vào 1 công cụ sau khi tập luyện phù hợp như thực phẩm bổ sung. Điều này sẽ đảm bảo rằng tại thời điểm tập luyện, bạn có nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho buổi tập của bạn và các chất dinh dưỡng cũng như chất điện giải cần thiết để xử lý căng thẳng của buổi tập đó. Đó là lý do tại sao khi tôi cố gắng nạc hơn, tôi giảm lượng carb và Calo trong cả ngày nhưng tôi tăng lượng thực phẩm bổ sung trước và trong khi tập luyện.

TÔI NÊN CẢM THẤY GÌ SAU KHI NÂNG TẠ?

Nhận thức là mạnh mẽ. Thật dễ tạo ra các kết nối không đúng sự thật dựa trên những gì bạn trải nghiệm. Khi bạn đạt mức trình độ cao hơn, bạn có xu hướng không bị đau nữa. Rất nhiều vận động viên và Bodybuilder trình độ rất cao hầu như không bao giờ bị đau khi tập luyện. Cơ thể của họ đã quá quen với việc xử lý tập luyện nên họ rất hiếm khi bị chấn thương nhỏ cho các cơ đủ tới mức gây ra phản ứng căng thẳng dẫn đến đau nhức nghiêm trọng. Theo kinh nghiệm, cơ thể bạn trở nên giải mẫn cảm với cảm giác đau. Vì vậy, mức đau nhức mà bạn cảm thấy không nhất thiết phải đại diện cho lượng tăng cơ bắp bạn sẽ nhận được. Tương tự như vậy, việc không cảm thấy đau không có nghĩa là bạn không kích thích tăng trưởng 1 cách tối ưu.
Tuy nhiên, 1 ngày sau 1 buổi tập luyện tốt, bạn sẽ có 1 chút sưng và có cảm giác các cơ tăng chút. Các cơ chặt hơn và cứng hơn 1 chút, và bạn có nhận thức rõ hơn về chúng. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn thấy các cơ đã tập luyện bình thường hoặc thậm chí “chẳng có gì” vào ngày sau khi tập luyện, thì bạn đã không kích thích chúng đúng hoặc bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chúng phát triển tối ưu.

HẠN CHẾ CỦA CẢM GIÁC ĐAU

Tôi đã thực hiện 1 phức hợp điên rồ 1 vài tháng. Nó như sau:
A1. Accentuated Eccentric Speed Squat 295 pounds trên thanh bar cộng với 90 pound dây xích và 120 pound weight releasers trong giai đoạn eccentric.
A2. Jump Squat 135
A3. Depth Jump

Tôi đã thực hiện 6 vòng như vậy. Tôi thực sự nghĩ rằng tôi đã làm mọi thứ đúng. Nhưng có 1 điều là chân tôi bị đau đến mức tôi thậm chí không thể ngồi xuống mức quarter squat (không có tạ) trong 7 ngày! Và 12 ngày sau đó chân tôi vẫn chưa trở lại mức sức mạnh bình thường. Trong trường hợp đó, cảm giác đau nhức ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình luyện tập của tôi, vừa làm giảm sức mạnh lẫn phạm vi chuyển động. Tôi không thể thực hiện bất kỳ bài tập nào cho phần thân dưới hoặc các động tác nâng tạ Olympic! Nó thậm chí còn ảnh hưởng đến bài tập push press và military press của tôi vì việc đứng lên với tạ khiến tôi thấy rất đau.

Đó là 1 trường hợp nghiêm trọng nhưng ngay cả khi không đau nhức đến mức đó thì cảm giác đau nhức quá mức có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình luyện tập của bạn. Điều này đặc biệt đúng với những vận động viên cần di chuyển tự do và nhanh chóng. Đôi khi, việc bị đau nhức đơn giản có thể khiến bạn không đạt được vị trí nâng tạ đúng và khiến việc thực hiện bài compound lift kém hiệu quả hơn. Và việc thực hành nâng tạ với tư thế tệ có thể dẫn đến những thói quen vận động không tốt. Mặc dù cảm giác đau nhức có thể là 1 cảm giác dễ chịu đối với 1 người nghiện tập gym nặng, tôi vẫn cố gắng giảm thiểu nó để tôi có thể nâng cao tổng chất lượng tập luyện. Vì vậy, chắc chắn rằng cảm giác đau nhức có thể gây hại tới việc tập luyện. Nếu bạn là 1 Bodybuilder sử dụng việc phân chia luyện tập theo body part split, điều này có thể ít gây ra vấn đề hơn so với 1 vận động viên tập ít nhất 1 nửa phần cơ thể của mình trong mỗi buổi tập hoặc sử dụng các chuyển động toàn thân.

CÁCH GIẢI QUYẾT CẢM GIÁC ĐAU NHỨC

Việc thực hiện các biện pháp bổ sung để giảm bớt cơn đau như sử dụng NSAID hoặc aspirin là 1 ý tưởng tồi. Người ta đã chứng minh rằng những loại thuốc này thực sự can thiệp vào tốc độ hồi phục sau khi tập luyện bằng cách che giấu 1 số tín hiệu bắt đầu quá trình xây dựng và sửa chữa. Tôi cũng phản đối việc sử dụng các biện pháp hồi phục lúc ban đầu. Ý tôi là các biện pháp tắm nước đá, tắm vòi sen tương phản (lúc nóng lúc lạnh) và những cách tương tự. Sau khi bạn đạt đến giai đoạn trình độ gần nâng cao và bạn đã thích nghi tốt với việc tập luyện thì bạn có thể sử dụng các biện pháp đó. Nhưng khi bạn vẫn đang phát triển khả năng chịu đựng căng thẳng, bạn không nên sử dụng quá nhiều biện pháp đó nhằm giả tạo việc khiến bạn phục hồi nhanh hơn. Hãy buộc cơ thể của bạn trở nên thành thạo trong việc xử lý và phục hồi sau căng thẳng thể chất!
Bạn càng tập luyện thường xuyên và khôn ngoan hơn và bạn tập luyện 1 cơ bắp càng thường xuyên hơn thì bạn càng trở nên giỏi hơn trong việc chịu đựng căng thẳng khi tập luyện. Vì vậy, bằng cách luyện tập thường xuyên hơn với khối lượng tập ít hơn, bạn sẽ có thể tập thường xuyên hơn mà không bị đau. Việc thực hiện tập luyện mobility vào cuối buổi tập cũng là 1 cách hay. Không phải là stretching, mà là các dynamic mobility drills. Nếu bạn có thời gian, tôi khuyên bạn nên chuyển động vài tiếng sau khi tập luyện như: đi bộ, đạp xe hoặc hoạt động thể chất vừa phải để tăng lưu lượng máu đến các cơ đó. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu máu của bạn chứa nhiều chất dinh dưỡng (ở đây thì Mag-10® là 1 lựa chọn tốt) vì những chất dinh dưỡng đó sẽ được chuyển đến các cơ bắp cần chúng để sửa chữa.

TÔI CÓ THỂ TẬP LUYỆN 1 CƠ BẮP MÀ VẪN CÒN ĐAU HAY KHÔNG

Cảm giác đau sau tập khác với chấn thương
Cảm giác đau sau tập khác với chấn thương

Sau đây là những điều chúng tôi đang biết cho đến nay:
1. Mức độ của cảm giác đau nhức không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy chất lượng của buổi tập luyện bạn thực hiện.
2. Ngay cả khi bạn không thấy đau, điều đó không có nghĩa là buổi tập của bạn không tối ưu.
3. Nếu bạn không cảm thấy cơ bắp bạn đã tập ít nhất là hơi căng chật 1 chút hoặc có “cảm giác” cơ đó tăng cường 1 chút, thì có thể buổi tập của bạn không hiệu quả như mong đợi.
4. Đau nhức quá mức có thể gây ra các vấn đề với hiệu suất bằng cách làm giảm khả năng vận động và/ hoặc sức mạnh. Đau nhức quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của buổi tập luyện.
Nhưng bây giờ câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể tập luyện 1 cơ bắp mà vẫn còn đau không?

Điều đầu tiên là có 1 số mức độ đau. Đôi khi 1 cơ bắp có thể hơi mềm mà không sưng cơ. Cơ chỉ trông và cảm thấy cứng hơn bình thường 1 chút. Có thể có 1 chút đau nhưng không thực sự mất khả năng vận động hoặc sức mạnh. Ngược lại, cơn đau có thể làm ảnh hưởng xấu đến mức khả năng vận động và gây hạn chế sức mạnh của bạn 1 cách nghiêm trọng. Trong trường hợp này, cơn đau đã tới mức giới hạn rồi. Thật sai lầm khi lại tập nặng cơ bắp đó. Vậy nếu cơn đau không quá dữ dội đến mức gây cản trở khả năng hoạt động ở mức phù hợp của bạn, thì bạn hoàn toàn có thể, và thậm chí được khuyên nên tập luyện với các bài tập liên quan đến các cơ bị đau đó.
Lý do tại sao? Bởi vì sự gia tăng lưu lượng máu và vận chuyển chất dinh dưỡng đến cơ bị đau đó có thể làm tăng tốc độ phục hồi. Việc thực hiện 1 buổi tập “tiếp liệu” (hỗ trợ phục hồi) vào ngày hôm sau của buổi tập cường độ cao rất hiệu quả. Buổi tập “tiếp liệu” nghĩa là thực hiện tập luyện nhằm bơm máu cho các cơ bị đau – việc tập luyện nhẹ nhàng tập trung vào chất lượng co cơ và thiết lập quá trình bơm máu. Điều này sẽ không làm tổn thương thêm mô cơ mà sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và sửa chữa mô đó bằng cách tăng hấp thu chất dinh dưỡng và tổng hợp protein (và cũng có 1 loạt các lợi ích khác liên quan đến cytokine và quá trình sửa chữa). Tôi thích thực hiện tập sức mạnh nặng với bài tập tạ cơ bản (basic lift) vào 1 ngày và tập isolation cho các cơ liên quan đến buổi tập với basic lift đó vào đầu buổi tập của ngày hôm sau.

ENHANCED FEEDBACK TRAINING

1 lợi ích khác là enhanced feedback training. Khi nói đến khả năng kích thích 1 nhóm cơ cụ thể phát triển, bước đầu tiên là học cách tuyển nạp tối đa cơ đó và đưa cơ đó tham gia vào các bài tập nâng tạ. Rất nhiều người mới bắt đầu tập hỏi tôi rằng, "Tôi nên cảm thấy điều này ở đâu?" khi thực hiện 1 bài tập. Thông thường, họ thực sự không cảm nhận các cơ đang thực hiện việc tập luyện, họ không cảm nhận sự co cơ mạnh mẽ đó được sử dụng để tạo ra sức căng và lực. Và nếu họ không cảm nhận được cơ 1 cách chính xác, họ sẽ không thể làm cho cơ đó phát triển, ít nhất là không tối đa. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những người tập tạ trình độ cao, những người này không thể cảm nhận được 1 trong các cơ có tham gia vào big basic lift. Ví dụ, họ có thể cảm nhận được cơ front delts và cơ triceps khi tập bench press, nhưng không cảm nhận được cơ ngực. Trong trường hợp này, bước đầu tiên họ phải làm là học cách cảm nhận sự co cơ của cơ “yếu hơn” khi tập luyện để khắc phục điểm yếu đang kìm hãm họ.

1 trong những lợi ích của cơn đau là nâng cao nhận thức về cơ bị đau. Thậm chí khi nghỉ, bạn vẫn cảm thấy nó nhiều hơn. Không có gì ngạc nhiên khi bạn thực hiện 1 bài tập, mà bạn sẽ cảm nhận cơ bị đau đó nhiều hơn trong khi thực hiện động tác. Đây là điều sẽ làm tăng kết nối giữa cơ bắp và tâm trí và do đó thể hiện khả năng tăng cơ trong tương lai mà bạn có thể kích thích. Nhưng liệu việc tập luyện cơ bắp bị đau sẽ không làm gián đoạn quá trình sửa chữa cơ đó chứ? Đó là 1 câu hỏi hợp lý. Nhưng câu trả lời là không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đợt tập luyện thứ 2 cho 1 nhóm cơ (trước khi cơ hồi phục hoàn toàn) không làm gián đoạn các dấu hiệu sửa chữa cơ đó, bao gồm cả quá trình tổng hợp protein.

Quá trình sửa chữa cơ không phải chỉ xảy ra trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Cơ thể bạn luôn sửa chữa và thay đổi cấu trúc. Nó không phải là: tổn thương cơ đó khi tập luyện, sửa chữa nó khi bạn nghỉ, và khi hoàn thành quá trình sửa chữa/ tăng trưởng, quá trình đó sẽ dừng lại. Không, luôn có sự luân chuyển của các protein trong cơ. Hãy xem việc sửa chữa như 1 công việc liên tục 24/7. Cơ thể luôn "làm việc" trên các cơ bắp đó. Việc tập luyện cơ bắp bị đau không làm ngừng hoặc trì hoãn quá trình tái xây dựng đó. Nó chỉ đơn giản là làm thay đổi công việc mà những “người xây dựng” phải làm mà thôi. (tức là thay vì sửa chữa đều toàn bộ khi ko tập thì sẽ kích thích bơm máu để bộ phận sửa chữa mô cơ tập trung nhiều hơn vào cơ bị đau để phục hồi). Rõ ràng là nếu 1 cơ bị đau nghiêm trọng, tốt nhất hầu như là bạn nên để yên cơ đó đi. 1 đợt hoạt động thể chất nhẹ nhàng sẽ tăng tốc độ phục hồi. Ngay cả việc đi bộ nhanh cũng sẽ hữu ích cho việc phục hồi cơ đó. Đó là 1 cách để tăng lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ đó.

Hãy duy trì mục tiêu và phát triển. Rất nhiều người sử dụng cơn đau như 1 thước đo để đánh giá hiệu suất tập luyện và họ luôn tìm cách thấy đau nhức 1 cách kinh khủng. Nếu họ không thấy đau, thậm chí họ còn trở nên điên cuồng hơn trong phòng tập gym, thường dẫn đến việc tập luyện vượt quá mức mà cơ thể họ có thể phục hồi 1 cách tối ưu. Điều này dẫn đến sự trì trệ và thất vọng. Nếu bạn hiểu rõ hơn về cơn đau 1 chút, nó sẽ giúp bạn duy trì mục tiêu trong quá trình luyện tập của bản thân.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym