Tìm hiểu về cơ Tonic và cơ Phasic

Trong thực tế các cơ bắp trên cơ thể bạn lại được chia thành hai nhóm cơ đối nghịch. Một nhóm luôn dễ bị căng, ngắn lại gọi là cơ Tonic (hay cơ tạo tư thế cho cơ thể) và nhóm dễ bị lỏng yếu, gọi là cơ Phasic (cơ tạo chuyển động). Cơ Tonic là các cơ dễ bị ngắn lại và căng khi sử dụng quá nhiều, quá ít, khi bị chấn thương. Ngược lại là các cơ Phasic là các cơ hay bị yếu đi khi gặp các kích thích này. 2 cơ đối nghịch này khỏe yếu không tương xứng nhau sẽ gây sai lệch tư thế

TÌM HIỂU VỀ CƠ TONIC VÀ CƠ PHASIC

Upper Cross Syndrome và Lower Cross Syndrome
Upper Cross Syndrome và Lower Cross Syndrome

Nếu như đã từng tìm hiểu sai lệch tư thế thì có lẽ bạn đã từng nhìn qua hai hình minh họa hai sai lệch tư thế phổ biến là Upper Cross Syndrome và Lower Cross Syndrome. Và họ cũng sẽ chỉ cho bạn rằng khi bị sai lệch như thế nào thì chúng ta cần tập cho cơ gì và giãn cho cơ gì. Nhưng bạn có biết vì sao lại có những loại sai lệch này không? Liệu chúng ta có nắm bắt được chúng hay chỉ có thể bị động đối phó với chúng khi gặp?

Nếu như bạn đã follow E.Z Lean một thời gian thì chắc bạn đã biết các cơ bắp trên cơ thể chúng ta thường hoạt động theo cặp. Còn nếu bạn chưa biết thì cũng rất đơn giản, ví dụ, cơ nhị đầu (biceps) làm nhiệm vụ gập cẳng tay bạn lại gần cánh tay thì phải có cơ tam đầu (triceps) giúp duỗi cẳng tay ra, bởi vì cơ bắp chúng ta chỉ có cử động chủ động là Co ngắn, chứ cơ không có lực duỗi ra, nên phải có 1 cơ bắp có chức năng đối nghịch thì khớp mới về vị trí cũ được.

Vấn đề là nếu hai cơ đối nghịch này khỏe-yếu không tương xứng nhau (không hàm nghĩa khỏe bằng nhau) thì khớp của bạn sẽ luôn có xu hướng bị kéo về phía cơ bắp khỏe hơn như mình họa hình thứ hai. Nếu hai cơ bắp này có tính chất giống nhau thì bạn sẽ không phải lo mình bị sai lệch tư thế xảy ra. Nhưng trong thực tế các cơ bắp trên cơ thể bạn lại được chia thành hai nhóm, một nhóm luôn dễ bị căng, ngắn lại gọi là cơ Tonic (hay cơ tạo tư thế cho cơ thể) và nhóm dễ bị lỏng yếu, gọi là cơ Phasic (cơ tạo chuyển động). Sự phân loại này xuất phát từ nghiên cứu của Tiến sĩ Vladimir Janda vào những năm 60 thế kỷ trước.

Tìm hiểu về cơ Tonic và cơ Phasic trên cơ thể
Tìm hiểu về cơ Tonic và cơ Phasic trên cơ thể

CƠ TONIC & CƠ PHASIC

Cơ Tonic là các cơ dễ bị ngắn lại và căng khi sử dụng quá nhiều, quá ít, khi bị chấn thương. Ngược lại là các cơ Phasic là các cơ hay bị yếu đi khi gặp các kích thích này. Vậy nên các cơ như Pec (ngực), Upper trapezius thường bị căng do là cơ tonic; và các cơ Lower trapezius, rhomboid, neck flexor thường bị yếu do là cơ phasic và dẫn tới sai lệch tư thế gù lưng, so vai. Ở thân dưới thì cơ thẳng đùi trước, lưng dưới thường bị căng; mông và bụng dưới lại thường yếu dẫn đến "Đít vịt". Vậy là bản chất của cơ thể vốn dĩ rất dễ sai lệch tư thế, thế nên để không bị sai lệch thì bạn không chỉ cần luyện tập mà còn cần tập đúng, phù hợp cho từng loại cơ.

1. Các cơ Tonic do bản chất dễ bị căng cứng, cấu thành sợi cơ loại I thường cao, có khả năng chịu mỏi tốt, và là các cơ hay xuất hiện trong gương (nên các anh toàn thích tập ngực, tay trước, xô) nên rất dễ bị tập quá mức dẫn đến căng. Chúng cần được tập flexibility nhằm lấy lại độ dẻo dai với các bài giãn tĩnh/động, lăn foam...

2. Các cơ Phasic thường dễ yếu và lại hay bị "lãng quên" trong một chương trình tập. Nên tập trung tập của bạn phải dồn vào các cơ Phasic như Mông, Tay sau, Cơ dựng xương sống đoạn lồng ngực... nhiều hơn - Và bạn cũng hiểu vì sao người ta có câu thần chú: Tập Row nhiều hơn Bench rồi đúng không.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym