Xòe xe gây viêm khớp cổ tay không tập được

Dù bạn bị chấn thương gì chăng nữa hay cụ thể là viêm khớp cổ tay thì việc đầu tiên nên làm là đến gặp bác sĩ ngay lập tức thay vì Google hay nghe lời ai đó

Nghỉ lễ thì vẫn cứ đọc thêm kiến thức bên cạnh ăn chơi mọi người ha. Nói vui thế thôi, bởi cách đây 2 tháng tui vừa bị xòe xe do racing boy gây ra khiến việc tập bị trì hoãn lại khá lâu, cũng may không có gì nghiêm trọng. 1 lý do là có vẻ như chấn thương cổ tay mình gặp cực nhiều trong tập luyện, thậm chí là phổ biến nên bài viết này dành tặng cho tất cả những ai có mối quan tâm về vấn đề cổ tay trong tập luyện và cụ thể là khi bị viêm khớp.
Nhìn chung thì gần như mọi hoạt động của mình đều cần có sự tham gia của cổ tay (thân trên). Và chấn thương có thể đến từ rất nhiều lý do, phổ biến nhất là do sinh hoạt, hoặc sai kỹ thuật trong tập luyện (cổ tay ngửa kéo dài khi bench press hoặc sai cổ tay trong kỹ thuật overhead press ...). Bài viết sẽ phân tích đầy đủ, dễ hiểu và cố gắng không quá dài dòng về những vấn đề liên quan cổ tay và chấn thương ảnh hưởng tập luyện. Hi vọng sẽ hữu ích cho cả nhà.

Xòe xe gây viêm khớp cổ tay không tập được
Xòe xe gây viêm khớp cổ tay không tập được

TỔNG QUAN VỀ CỔ TAY - KINESIOLOGY

Trước tiên mình cần hiểu thành phần của cổ tay. Đọc và xem ảnh đi, tui thề là rất dễ hiểu, không khoai sắn gì đâu:
- Bao gồm 8 xương góc nhỏ (Ảnh 1), hoạt động như 1 bộ đệm chức năng giữa cẳng tay và bàn tay.
- Ngoài nhiều khớp nhỏ giữa các khớp cổ tay, cổ tay còn có 2 khớp nối chính: radiocarpal và midcarpal. 2 khớp này rất quan trọng cho phép cổ tay uốn, bẻ và mở rộng, cùng đó là di chuyển hướng này sang hướng kia (side to side) theo chuyển động được gọi là radial deviation và ulnar deviation
- Ngoài ra nhìn vào ảnh 2, mọi người sẽ thấy ulna joint, đây là khớp được coi là phần phức hợp của cẳng tay nhiều hơn là cổ tay vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc lật ngửa (xoay ngửa tay)

VIÊM KHỚP CỔ TAY

Xương cẳng tay
Xương cẳng tay

Phần chính của bài viết cũng thực tế là chấn thương thời gian vừa rồi của mình. Cụ thể là mình bị ngã xe, sau đó đã chống bàn tay rất mạnh xuống đất. Thời điểm sau đó, cổ tay của mình rất đau và ảnh hưởng tới tất cả chức năng kể trên từ uốn, bẻ, hay lật ngửa bàn tay. Nếu nhìn vào ảnh 2 và chức năng, có thể thấy mình bị viêm khớp ulna joint, radiocarpal joint & midcarpal joint. Nhưng tình trạng viêm kéo dài hơn là radiocarpal joint & midcarpal joint. Viêm khớp cổ tay do midcarpal liên quan đến các xương nhỏ (phần rows). Còn viêm khớp do radiocarpal liên quan đến xương nhỏ và xương cẳng tay dài bị va chạm với nhau. Ngoài ra, mình khá-rất đau khi lật lòng bàn tay lên cũng như xoay lòng bàn tay xuống, điều này là viêm khớp do radius va chạm phải ulna joint ở cổ tay (vị trí radius và ulna xem ảnh 2)
--> Tóm lại, quả xòe xe chí mạng khiến mình bị combo các loại viêm khớp thứ phát.

LÍ DO XẢY RA CHẤN THƯƠNG or VIÊM KHỚP CỔ TAY

X-Quang xương cẳng tay
X-Quang xương cẳng tay

Trong trường hợp để hiểu cụ thể là chấn thương thể thao hoặc thực tế là lần ngã xe của mình, mình sẽ cần biết về sụn. Sụn ​​được ví như 1 loại vật liệu, mịn màng bao bọc xương, chúng kết hợp với nhau để các khớp được form. Viêm khớp cổ tay là tình trạng mất/ bào mòn sụn giữa các xương cổ tay khiến các xương cọ sát va chạm với nhau.

Giải thích thêm 1 chút dưới đây: cổ tay được tạo bởi nhiều xương, cẳng tay có 2 xương dài (radius và ulna). Sau cẳng tay có những xương nhỏ gọi là xương cổ tay (tổng số 8. Tất cả những xương này cần sụn trơn để hoạt động bình thường. Mọi người xem ảnh 3 để hiểu hơn tình trạng tổn thương sụn này. Ngoài ra tình trạng này mọi người sẽ gặp ở những người cao tuổi như bố mẹ mình hoặc ông bà. Thường họ sẽ gặp phải tình trạng hao mòn hoặc do hệ miễn dịch trở nên kém dần theo thời gian, tuổi tác.

1 câu hỏi rất hay là tại sao cổ tay đã gặp chấn thương rồi sẽ cảm giác sau đó không thể hồi phục 100%? 1 giải thích ngắn gọn làm sáng tỏ điều này, đó là do bề mặt sụn có rất ít hoặc không có nguồn cung cấp máu, nó có rất ít khả năng chữa lành hoặc tái tạo sau khi bị thương hoặc mòn. Vậy nên hãy cẩn thận trong việc tập cũng như bất kỳ hoạt động nào của bạn trong đời sống

ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP CỔ TAY

Nhìn chung thì có khá nhiều mức độ khi bị viêm khớp, trường hợp này cụ thể nhắc đến chấn thương thể thao và các tai nạn khác trong sinh hoạt liên quan cổ tay. Để xác định mức độ nặng của chấn thương, việc đầu tiên bạn cần không phải lên google search, cũng không phải tìm các bài stretching ở trên mạng.

Bạn cần phải đến bệnh viện, cơ sở y tế để tiến hành chụp X-quang. Bác sĩ sẽ là người làm điều này, cũng như đánh giá phim chụp về chấn thương của bạn ở mức độ nào. Ngoài ra có thể xét nghiệm máu để xác định là viêm khớp dạng nào.

Với các chấn thương dạng thứ phát, mình sẽ bắt đầu điều trị không phẫu thuật để giảm thiểu các triệu chứng đau:
+ Điều chỉnh hoạt động: tất cả các hoạt động liên quan xoay lật cổ tay bạn cần phải dừng hoặc hạn chế nhẹ nhàng tối đa để có thể mau giảm thiểu triệu chứng. Đồng nghĩa ví dụ dừng bench press nặng, thậm chí là dừng bench press tạm thời.
+ Đeo nẹp: lần này bị thì mình không cần đeo nẹp nhưng trước đây cũng đã bị 1 lần ngã xe … nặng hơn rất nhiều, lúc đó thì phải đeo nẹp và sau gần 3 tháng mới được tháo. Thời điểm đó cổ tay sưng rất to và viêm rất nặng, mình nghỉ tập hoàn toàn và không đụng vào tạ hoặc vật nặng bất kỳ.
+ Thuốc chống viêm: nếu cần đến thuốc, bác sĩ sẽ là người kê đơn cho bạn
+ Phẫu thuật or tiêm: tất cả những điều này bắt bước phải được bác sĩ đánh giá. Đừng tin bất kỳ 1 người PT hay coach nào nói rằng có thể stretching giúp bạn khỏi cổ tay, hay giải thích này nọ lọ chai. Nếu nặng và kể cả nhẹ, đọc lại điều trên, bạn sẽ cần phải chụp X-quang trước để xem mức độ chấn thương thế nào và nên điều trị làm sao.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym