Vùng không gian bên trong khớp vai

Vùng không gian bên trong khớp vai có liên quan đến việc vai bị đau khi tập tạ. Một trong những lý do mà bạn bị đau vai khi tiến hành tập tạ cũng như các môn thể thao là vùng không gian bên trong khớp vai bị thu hẹp trong khi cử động do cách thức vận động không đúng hoặc biến đổi về cấu trúc các thành phần liên quan. Khi bị đau vai khi cử động tập tạ thì bạn có thể hỏi PT chuyên nghiệp hoặc kiếm bác sĩ nhé. Đau vai không phải chuyện đùa đâu

VÙNG KHÔNG GIAN BÊN TRONG KHỚP VAI

Một trong những lý do mà bạn bị đau vai khi tiến hành tập tạ cũng như các môn thể thao là vùng không gian bên trong khớp vai bị thu hẹp trong khi cử động do cách thức vận động không đúng hoặc biến đổi về cấu trúc các thành phần liên quan. Hãy cùng tìm hiểu về cơ chế của chúng.

Vùng không gian bên trong khớp vai
Vùng không gian bên trong khớp vai

Chúng ta cần cử động trơn tru: Ngoài chuyển động tại khớp cánh tay, đoạn phần trên của gân nhị đầu và các cơ ống tay (rotator cuff) cần trượt một cách trơn tru bên trong một tay áo được tạo từ acromion, deltoid, coracoid, coracoacromial ligament và các cơ bắp xuất phát từ coracoid (mỏm quạ). Cử động này được gọi là cử động tại humeroscapular motion interface (vùng cử động). Tại vùng bề mặt này

Hiện tượng mất cử động trơn tru: Cử động trơn tru tại vùng này là cần thiết cho chức năng thông thường của vai. Việc cử động trơn tru bị mất có thể làm thay đổi những quan hệ về tư thế thông thường của xương cánh tay và bả vai. Sự căng cứng của phía sau bao khớp có thể tạo ra sự dịch chuyển bắt buộc lên trên của xương cánh tay khi nâng lên, tạo ra va chạm cọ xát giữa cơ ống tay và vùng bề mặt dưới vòm mỏ cùng quạ (coracoacromial). Sự hoạt động thiếu hiệu quả của các cơ ống tay cũng gây ra sự di chuyển xương cánh tay lên trên so với xương bả vai, gây ra mài mòn giữ phần đầu xương cánh tay và mỏm cùng. Việc va chạm liên tục giữa cơ ống tay hoặc đầu xương cánh tay với bề mặt dưới của mỏm cùng phía trước có thể mài mòn mô cơ ống tay và bề mặt sụn khớp xen giữa.

Mức độ thô ráp của phần trên vùng cử động (bề mặt dưới của vòm mỏm cùng-quạ) có thể là do sự phát triển hoặc hình dáng bất thường của mỏm cùng. Mức thô ráp của phần sâu vùng này có thể tạo ra từ sự dày lên một phần hoặc toàn bộ gân cơ ống tay, liên quan đến bề mặt trên của gân do đường khâu gân hoặc nổi cục sau khi sửa cơ ống tay do sự vôi hóa gân quá mức hoặc sự nhô lên quá mức của lồi củ. Cuối cùng mức thô ráp của vùng cử động có thể tạo ra từ sự dày lên của túi hoạt dịch dưới mỏm cùng hoặc do sẹo sau chấn thương hay sau phẫu thuật.

TÌNH TRẠNG CĂNG CỨNG VAI: Đa phần các vấn đề quan trọng với sự căng cứng vai có liên quan đến cử động giữa xương cánh tay và xương bả vai. Do đó sự đánh giá cụ thể về cử động tại đây (thay vì cử động vai nói chung) có vai trò quan trọng trong việc xác định vấn đề và sự kiểm soát tối ưu. Điều này sẽ đạt được qua việc xem xét chuyển động của cánh tay khi xương bả vai được giữ cố định.

BAO KHỚP VÀ CÁC DÂY CHẰNG: Lực căng của bao khớp và các dây chằng làm giới hạn chuyển động quay của đầu xương cánh tay. Ví dụ lực căng của phần dưới bao khớp làm giới hạn quá trình nâng lên. Lực căng của phần trước và sau của bao khớp vào giới hạn cử động xoay ra ngoài và vào trong tương ứng.

VA CHẠM XƯƠNG: Các yếu tố xương có thể làm giới hạn biên độ cử động giữa xương cánh tay-bả vai. Khi nâng cánh tay sang ngang thân xương cánh tay có thể chạm vào mỏm cùng. Trong các cử động cánh tay chéo thân, xương cánh tay có thể chạm vào mỏm quạ. Trong cử động quay xương cánh tay vào trong củ lồi nhỏ (lesser tuberosity) có thể va chạm với ổ chảo (glenoid).

Những nguyên nhân gây giới hạn cử động do mô mềm: Tình trạng căng cứng vai do sự bất thường của bề mặt khớp đã được đề cập ở phần trước. Ở đây chusgn ta sẽ xem xét trong tình huống bề mặt khớp bình thường gây ra do các vấn đề với mô mềm giữ xương cánh tay-bả vai. Người ta xác định hai kiểu giới hạn cử động do mô mềm gây ra. Thuật ngữ frozen shoulder là tình trạng giới hạn cử động cánh tay tự phát do sự co cứng và mất chức năng của bao khớp. Trái lại, trong tình huống vai bị căng cứng sau tổn thương hoặc sau phẫu thuật, các sẹo dính và căng cứng bao khớp gây ra do các tổn thương trước đó hoặc phẫu thuật lên các mô liên kết xung quanh khớp cánh tay và vùng cử động.

Sự căng cứng bao khớp cánh tay có thể tổng quá hoặc cục bộ. Căng cứng bao khớp cục bộ tạo ra các giới hạn lên cử động vai như sau:
+ Căng cứng phía sau-phía dưới gây giới hạn chuyển động ra trước, lên trên, xoay vào trong khi nâng tay lên và đưa tay chéo thân
+ Căng cứng phía sau-phía trên làm giới hạn cử động đưa tay ra sau lưng.
+ Căng cứng phía trước-phía trên gây giới hạn cử động xoay ngoài khi tay đặt cạnh thân
+ Căng cứng phía trước-phía dưới gây giới hạn cử động xoay ngoài cánh tay khi tay giơ cao

Căng cứng bao khớp không chỉ làm giới hạn cử động mà còn gây ra dịch chuyển bắt buộc. Khi lực quay tác động lên xương cánh tay theo hướng bao khớp bị căng, đầu của xương cánh tay có thể bị ép theo hướng ngược lại. Do vậy, khi bao khớp bị căng phía trước và một lực quay ra ngoài được tác động lên đầu xương cánh tay, nó sẽ bị ép ra sau. Tương tự, tình trạng căng phía sau khớp có thể tạo ra sự di chuyển bắt buộc ra trước-lên trên khi nâng cánh tay (shoulder flexion).

Bài viết nầy hơi mơ hồ và khó hiểu, do đó, khi bị đau vai khi cử động tập tạ thì bạn có thể hỏi PT chuyên nghiệp hoặc kiếm bác sĩ nhé. Đau vai không phải chuyện đùa đâu!

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym