Tư thế đúng bạn hay search thấy là tư thế giải phẫu vì nếu bạn mổ một cái xác thì bạn sẽ đặt cơ thể người ta trên bàn như vậy. Khi bạn đứng trong tư thế đúng thì áp lực mà các khớp trên cơ thể bạn phải chịu sẽ được chia sẻ đều, không bị dồn áp lực đặc biệt lên vùng khớp nào. Ngoài ra, trong tư thế này các cơ bắp của bạn cũng tiết kiệm được sức nhất. Điều tốt thứ ba là các chức năng như hô hấp, tuần hoàn cũng hoạt động tốt hơn

VÌ SAO CẦN KHẮC PHỤC SAI LỆCH TƯ THẾ

Tư thế đúng hay gọi là tư thế phẩu thuật sẽ đúng hơn
Tư thế đúng hay gọi là tư thế phẩu thuật sẽ đúng hơn

Đây là bài viết dựa trên kinh nghiệm làm việc và tiếp xúc cùng các khách hàng có vấn đề với hệ vận động đúc kết ra. Nếu tìm kiếm từ khoá "Tư thế đúng" trên Google có lẽ bạn sẽ thường thấy hình ảnh một người trong tư thế đứng thẳng, nhìn ra phía trước và hai tay đặt bên cạnh thân. Thực tế đây được gọi là tư thế giải phẫu vì nếu bạn mổ một cái xác thì bạn sẽ đặt cơ thể người ta trên bàn như vậy.

Vì sao cần khắc phục sai lệch tư thế
Vì sao cần khắc phục sai lệch tư thế

Để hiểu vì sao ta cần khắc phục được sai lệch tư thế thì trước tiên ta phải khám phá xem tư thế này có cái gì hay. Khi bạn đứng trong "tư thế đúng" thì áp lực mà các khớp trên cơ thể bạn phải chịu sẽ được chia sẻ đều, không bị dồn áp lực đặc biệt lên vùng khớp nào. Ngoài ra, trong tư thế này các cơ bắp của bạn cũng tiết kiệm được sức nhất. Điều tốt thứ ba là các chức năng như hô hấp, tuần hoàn cũng hoạt động tốt hơn. Bởi vậy, một khi tư thế cơ thể bị sai lệch sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:

1. Làm gia tăng áp lực lên khớp dẫn đến thoái hoá và các bệnh khác: Tư thế không đúng sẽ làm áp lực không còn được phân bổ đều lên các khớp, và có những khớp phải chịu lực nhiều hơn bạn bè của chúng. Ví dụ nếu như một người có tư thế đầu gối quá duỗi, vòng kiềng hoặc chụm lại, thì áp lực sẽ dồn lên phần trước, phần trong hay phần ngoài của khớp gối, gây ra thoái hoá khớp, chưa tính đến ảnh hưởng Theo dây chuyền đến bộ phận khác.

2. Làm thay đổi sự cân bằng trong hệ thống cơ: Khi tư thế của bạn bị thay đổi thì việc sử dụng các cơ bắp sẽ không còn đều nữa. Điển hình là với những khách hàng gặp sai lệch sway back - vai thì đẩy ra sau mà hông thì đẩy ra trước, đít cụp - thì nhóm cơ mông và cơ dựng sống sẽ vào trạng thái ít sử dụng và yếu dần, teo đi. Những cơ bị sử dụng nhiều hơn thì sẽ có thể bị căng cứng, gây cản trở vận động (giảm ROM) và các cơn đau do chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh.

3. Tư thế sai lệch và mất cân bằng cơ sẽ dẫn đến khả năng vận động kém: Dù là vận động sinh hoạt hàng ngày hay chơi thể thao cũng cần bạn phải cơ tư thế tốt và cơ bắp cân bằng. Ví dụ nếu như phần cơ ngực và bụng (cơ chéo) của bạn bị căng cứng thì bạn sẽ không thể vươn cánh tay ra xa phía sau thân, gây ảnh hưởng đến các chuyển động ném, đẩy ...

4. Tư thế sai làm ảnh hưởng đến các chức năng hô hấp, tuần hoàn: Ví dụ để hô hấp được thì lồng ngực của bạn phải mở rộng ra được, nếu như bạn bị sai lệch kiểu gù lưng thì lồng ngực của bạn sẽ không thể mở rộng ra khi hít vào, và lượng oxy có thể sẽ bị thiếu, gây ra hiện tượng thở nông, mất cân bằng hàm lượng oxy-carbonic. Hay sai lệch có thể ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng.

Đó là những tác động lớn nhất mà theo kinh nghiệm của tôi các bạn PT cần hiểu và giải thích được cho khách hàng của mình vì sao người đi tập lại phải có huấn luyện viên. Và kỹ năng nhận diện và biết cách khắc phục sai lệch tư thế sẽ là skill đầu tiên một PT cần học sau khi đã nắm được cơ bản về nghề.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym