Vài dòng về đau thắt lưng

Đừng quá lo lắng khi bị đau thắt lưng, bạn có thể kiểm tra lại thói quen hoạt động của bạn và tìm hiểu 1 số phương pháp để tự thử giải quyết trước khi kiếm bác sĩ

Có phải các ông bố, bà mẹ đang trong thời gian chăm bé thường gặp phải tình trạng đau mỏi thắt lưng? Đau thắt lưng là vấn đề khá ám ảnh với nhiều người, nó thường đến rất bất ngờ và khiến mọi người nghĩ ngay đến tình huống thoát vị hoặc thoái hoá xương sống. Tuy nhiên sự thực là phần lớn các cơn đau bạn có thể gặp phải nằm ở cơ bắp do các tư thế vận động không hợp lí trong sinh hoạt và luyện tập gây ra. Và 1 loại tư thế không ổn (nhưng khó tránh khỏi) mà tôi thường thấy là việc “cắp nách” đứa trẻ ở những ông bố, bà mẹ đang phải chăm con nhỏ. Vì thế trong bài viết này, tôi xin chia sẻ 1 chút kinh nghiệm khắc phục vấn đề này cho những bạn đang có tình trạng tương tự.

CÓ THỂ DO THÓI QUEN HOẠT ĐỘNG GÂY RA

Vài dòng về đau thắt lưng
Vài dòng về đau thắt lưng

Khi bạn cắp nách 1 đứa trẻ trên tay, giả sử bên phải, thì để giảm bớt gánh nặng phải mang, chúng ta sẽ ngả người sang phía đối diện (bên trái) và hếch xương chậu bên phải của mình lên. Đây là việc làm tự nhiên nhưng nó gây ra 2 vấn đề:
+ 1 là áp lực lên các khớp của hai bên cơ thể không đều nhau, có thể dẫn đến 1 bên bị thoái hoá nhanh hơn bên còn lại. Đồng thời tư thế này kéo dài cũng làm các mô liên kết bị thay đổi về cấu trúc và chức năng làm biến đổi tư thế vĩnh viễn, gây ra các vấn đề về vận động mai sau. Tuy nhiên đây là ảnh hưởng lâu dài.
+ Vấn đề diễn ra ngay lập tức là các cơ bắp trên cơ thể phải liên tục co rút, mặc dù bạn không thấy chuyển động giãn ra và ngắn lại – gọi là co isometric – gây ra hiện tượng co thắt cơ, lưu huyết kém, căng cứng cơ gây ra những cơn đau từ nhẹ đến nặng, từ mức tương đối khó chịu đến ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày với mức độ nặng tuỳ thuộc vào thời gian cơ phải co mỗi lần.

Tất nhiên ở trong tình huống này bạn sẽ không thể bỏ cái hoạt động gây ra vấn đề cho cơ thể mình là chăm sóc trẻ, do vậy chúng ta cần có phương pháp khắc phục và hỗ trợ các cơ bắp của mình để hạn chế tình trạng đau mỏi và có thể là chấm dứt chúng.

CÓ 3 THỨ CẦN THỰC HIỆN ĐỂ THỬ TỰ XỬ LÍ VẤN ĐỀ

1. Giải phóng màng cơ (massage): chúng ta sẽ sử dụng các dụng cụ như bóng tròn hoặc các vật thể tròn đủ độ cứng, theracane, therapy gun (súng giãn cơ) để tác động lực vào nhóm cơ vùng lưng phía sau, ngang eo. Khi sử dụng những dụng cụ này lên các cơ ở đây, bạn có thể phát hiện ra các điểm căng tức (tender point) khi tác động lực lên 1 phần nào đó của cơ thì đó là điểm bạn cần tập trung lực (trong vòng tối thiểu 30 giây) cho tới khi cảm thấy phần căng tức này được giải toả. Tất nhiên bạn sẽ không thể hết sau 1 lần xử lí, hãy chia ra thực hiện nhiều lần trong ngày, liên tiếp trong nhiều ngày.

2. Giãn cơ (stretching): bạn sẽ cần đưa cơ thể vào 1 tư thế ngược lại với tư thế đã gây ra vấn đề của mình và trong trường hợp này là nghiêng lườn về hướng ngược lại. Và giống như kĩ thuật giải phóng màng cơ, bạn sẽ cần thực hiện biện pháp giãn cơ nhiều lần trong ngày để có hiệu quả.

3. Tập luyện các bài tập tăng sức mạnh cho phần lưng, vai và tay: khi cơ bắp của bạn càng khoẻ thì bạn sẽ có khả năng giữ tư thế ngay ngắn tốt hơn, giảm bớt áp lực lên xuơng khớp, và cơ bắp cũng ít bị co căng hơn. Vậy nên hãy tham khảo các bài tập lưng trong hình dưới đây và thực hiện chúng khoảng 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể tập tại phòng tập hoặc tại nhà với các dụng cụ như tạ dumbbell, dây kháng lực, dây TRX …

Hãy thử tự xử lí cho bản thân theo những cách này trước khi quá lo lắng về bệnh lí của mình nhé. Và với các cơn đau ở bộ phận khác như cổ, vai, đầu gối, bạn cũng có thể suy luận từ những tư thế đang có vấn đề, sang các cơ bắp bị ảnh hưởng và biện pháp xử lí như tôi lập luận kể trê. Hy vọng những kiến thức do Phương chia sẻ này sẽ giúp bạn chăm sóc cho bản thân, người trong gia đình và khách hàng của mình tốt hơn.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym