Có thể nói tình trạng đau lưng dưới xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng.
TÌNH TRẠNG ĐAU LƯNG DƯỚI LÀ GÌ
Vài dòng về đau lưng dưới
Lưng dưới là vùng có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chúng giữ nhiệm vụ chính đó là nâng đỡ thân trên của cơ thể và giúp con người linh hoạt hơn. Người bị đau lưng dưới lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng đau các vùng xung quanh, đặc biệt là mông và chân. Người bệnh có thể bị đau với nhiều mức độ khác nhau, được chia làm 3 mức độ chính. Người gặp tình trạng này ít hơn 6 tuần bệnh đang ở mức độ cấp tính, từ 6 - 12 tuần trở đi bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn nửa mạn tính. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, thì sẽ có nguy cơ bị bệnh nặng hơn. Nếu tình trạng đau lưng dưới kéo dài hơn 3 tháng thì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Việc điều trị trở nên khó khăn hơn và chúng ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU LƯNG DƯỚI
Thực tế rằng vùng lưng dưới và vùng hông là 2 nơi có quan hệ mật thiết, chúng liên kết với nhau chặt chẽ. Nếu vùng hông kém linh hoạt (mobility) và thiếu ổn định (stability) sẽ gây nên đau lưng dưới và ngược lại nếu hông chuyển động tốt, chúng ta tập luyện cho vùng hông đúng cách thì phần lưng dưới sẽ được bảo vệ và sẽ không phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài (tư thế sai, đau mỏi kéo dài, nâng vật nặng sai tư thế ....). Ngoài ra thêm 1 vài nguyên nhân khác làm đau lưng dưới là các mô mềm của vùng lưng bị chấn thương hoặc bị viêm (chấn thương cơ, dây chằng, xương khớp ...). Sau khi gặp những tổn thương như trên dây thần kinh có thể bị chèn ép và hiện tượng đau nhức lưng bắt đầu xuất hiện gây ra tình trạng đau lưng cấp tính.
Đối với những người bị đau lưng mạn tính thường sẽ bị thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng không hợp lí thường xuyên rượu bia, thuốc lá, còn nữa Stress cũng chính là nguyên nhân gây đau lưng dưới (căng thẳng, bực bội, bùn vì chia tay người iu, sếp la ...). Chốt lại, Hip mobility còn có quan hệ mật thiết với sự ổn định cơ trọng tâm