Vài dòng về căng cơ

Lý thuyết căng cơ cho rằng bạn thấy căng tại vị trí đó thường là do máu không được bơm về, nhất là tại các vị trí nhiều dây thần kinh như cổ, cầu vai hay là hông, mông, đùi

Mất cân bằng cơ là 1 chủ đề xưa cũ đã được học cách đây hơn 2 năm, nghĩ là dễ nhưng khi đào sâu hơn, thực sự là mả kiến thức và không đơn giản như đã từng nghĩ

VÀI DÒNG VỀ CĂNG CƠ

Vài dòng về căng cơ
Vài dòng về căng cơ

Thi thoảng căng cơ thì nên chú trọng giãn, thi thoảng thì không vì bản chất căng là 1 cảm giác. Lý thuyết căng cơ cho rằng bạn thấy căng tại vị trí đó thường là do máu không được bơm về, nhất là tại các vị trí nhiều dây thần kinh như cổ, cầu vai hay là hông, mông, đùi. Lí do là hình thành các knot hay trigger points mà chúng ta hay dùng foam, lacrose ball ... để lăn và giải tụ màng liên kết. Vì khi là cảm giác nên đôi khi nó không cho chúng ta biết chính xác tình trạng của nó.

Ví dụ dân văn phòng thường cảm thấy căng phần vai gáy, nó không đồng nghĩa là phần đó bị co lại. Thực ra phần bị co lại ở đây là ngực (major và minor), còn phần cầu vai sau gáy cảm thấy căng thực chất là bị kéo dãn và giữ nguyên tư thế đó quá lâu, ta cảm thấy căng và mỏi do nơi đây có nhiều nerve. Vậy nên căng không đồng nghĩa là co và phải đè ra ấn giãn và không cảm thấy căng không đồng nghĩa là không cần giãn. Chỉ là cần phân biệt rõ giữa cảm giác căng, căng như thế nào và tìm hiểu nguyên nhân để xử lí chứ không phải cứ thấy căng là giãn là ấn. Đôi khi việc bạn cần làm là kích hoạt lại nó vì 1 nhóm cơ lâu ngày bị làm sai chức năng của nó khiến nó không được thực hiện chuyển động vốn có, không đi được phạm vi chuyển động nên có và dĩ nhiên là căng.

Cũng phải nhìn nhận căng ở chuyển động không đơn thuần là vị trí tĩnh. Ví dụ trước giờ mọi người cho rằng Hip Flexors căng là nguyên nhân chính khiến chúng ta không Squat sâu và thân người thẳng được. Mình cũng từng tin thế và đúng là rất nhiều trường hợp như thế nhưng rồi có những trường hợp ngoại lệ: Hip Flexors căng nhưng Squat ATG và Hip Flexors ko căng nhưng Squat cũng ko sâu được.

Nhìn sâu vào những bài test và giải phẫu học, cùng vài luồng kiến thức mới (mình không khẳng định đúng nhưng đáng để tham khảo), thực tế ra khi ta Squat, Hip Flexors đang ở trạng thái co ngắn. Vậy thì khi sợi cơ co ngắn, vì sao nó khiến ta không Squat sâu được dù nó ở trạng thái bị động và không gây ra sức căng? Và rồi nhận ra khi Squat sâu, do giải phẫu học và đặc thù chuyển động của bài Squat (nghịch lí lombard các bạn có thể tìm hiểu thêm) thì thứ ngăn cản các khách hành của mình xuống sâu là đùi trong. Giãn nó và tình hình khá hơn rất nhiều vì ở vị trí sâu nhất của Squat, đùi trong trở thành 1 Hip Flexor và hạn chế đi chuyển động của hông.

Cũng từ lí thuyết rằng khi sợi cơ bị căng, nó sẽ hạn chế chuyển động của cơ đối lập (giống như 1 cây gậy buộc chun 2 đầu, 1 đầu căng hơn thì đầu kia sẽ rất khó kéo ngược lại) nhận ra rằng khi Hip Flexors căng, thứ nó gây ảnh hưởng lớn hơn lại là Deadlift, nó khiến ta khó lock hông hơn rất nhiều. Không biết ở đây có ai võng lưng và nhận thấy rằng mình rất khó kích hoạt cơ mông và khoá chặt mông khi Deadlift. Khi cố khoá nó giống như bạn đang ưỡn lưng vậy (lại là 1 mất cân bằng cơ nữa: để đảm bảo chuyển động khoá hông, do mông không giúp bạn hoàn thành chuyển động, bạn sẽ lôi cơ khác có cùng chức năng nhưng thường là bổ trợ - mối quan hệ agonist và synergist vào, ở đây là lưng dưới). 1 điều đặc biệt là trong Deadlift lúc này, đùi trong lại đóng vai trò như 1 hip extensor tham gia vào quá trình lock hip ngược với vai trò trong Squat. Dù sao thì để Squat thẳng và sâu, linh hoạt cổ chân và anatomy vẫn đóng vai trò lớn hơn theo mình.

Kể 1 vài thứ để thấy cơ thể người thật tuyệt diệu và bộ môn này thực sự kích thích bản thân mình không chỉ ở cơ bắp, mà còn ở trí tò mò.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym