Tại sao không nên đi giày chạy trong các bài tập sức mạnh

Nhiêm vụ của tôi là đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mọi người chứ tuyệt nhiên không dạy bảo ai, không bắt ép ai phải như thế nào, việc của mọi người là lựa chọn an toàn cho bản thân hay không thôi!

Chúng ta đều hiểu mỗi môn thể dục thể thao sẽ có trang bị riêng của nó, giày chạy cho Marathon, giày riêng cho môn tennis, golf, đá bóng ... Với rất nhiều sự lựa chọn về giày tập đó, việc quyết định bạn đi giày gì khi đi tập sẽ khá khó khăn. Mục đích của bài viết này chỉ để thảo luận một chút về việc

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI GIÀY CHẠY TRONG CÁC BÀI TẬP SỨC MẠNH

Tại sao không nên đi giày chạy trong các bài tập sức mạnh
Tại sao không nên đi giày chạy trong các bài tập sức mạnh

Trước khi nói về những đôi giày, chúng ta cần hiểu chức năng của bàn chân khi tập luyện.

Bàn chân chính là nền tảng duy nhất cho mọi chức năng chúng ta thực hiện, từ các hoạt động đời thường phi thể thao đến các hoạt động thể thao. Bàn chân là nền tảng cho toàn bộ cấu trúc của chuỗi vận động cơ thể của chúng ta, đó là lý do nếu phát sinh lỗi ở bàn chân, nó sẽ kéo theo các khớp liên quan mắt xích với nhau. Vậy nếu muốn thực hiện tốt và đảm bảo an toàn bất cứ bài tập - kỹ thuật gì mà bàn chân cần phải đứng trên mặt sàn: Squat, Deadlift, OHP, Row, Step up ... chúng ta cần phải quan tâm đến những gì đang diễn ra ở bàn chân.

Bàn chân của chúng ta vốn rất linh hoạt với khoảng 25 xương trải rộng liên kết trên 4 khớp khác nhau, rất cơ động. Tuy nhiên khi chúng ta thực hiện các bài tập, chúng ta cần tạo sự ổn định ở bàn chân. Độ vòm tự nhiên chính là tư thế ổn định nhất của bàn chân mà chúng ta có thể tạo ra hay hiểu sâu hơn chính là “tripod”.

Độ vòm tự nhiên chính là tư thế ổn định nhất của bàn chân
Độ vòm tự nhiên chính là tư thế ổn định nhất của bàn chân

Vậy giày chạy thì có liên quan gì?

Giày chạy bộ được sinh ra để dành riêng cho môn chạy bộ. Giày chạy bộ với cấu tạo chủ yếu là đế mềm hoặc đệm khí được thiết kế để hấp thụ và phân tán phản lực khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất, điều này làm giảm áp lực tác động lại lên các khớp (đặc biệt là cổ chân và đầu gối) sẽ hạn chế gây chấn thương. Và những điều này đem lại hiệu quả và sự an toàn đối với người chạy bộ.

Nhưng...

Hãy tưởng tượng nếu bạn tập Squat, Deadlift, OHP ... trên đôi giày chạy không khác gì đứng trên hai miếng thạch hoặc đứng trên cái giường để tập vậy. Điều này sẽ dẫn đến 1 số vấn đề:
- Đế giày chạy sẽ hấp thụ lực tác động bàn chân với sàn nhà.
- Bàn chân bị mất ổn định do không tạo được độ vòm tự nhiên.
- Giảm khả năng duy trì kết nối ổn định với sàn nhà.
- Khả năng liên kết với chuỗi vận động bị ảnh hưởng.

Vì sao lại vậy?

Với việc đứng trên 1 bề mặt như thế sẽ làm bàn chân và toàn bộ cơ thể chúng ta bị phân tán lực để duy trì sự ổn định cân bằng đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng phí lực vào việc khác thay vì tập trung phát lực cho bài tập chính. Việc đứng trên 1 bề mặt kém ổn định làm thay đổi chức năng của chuỗi vận động ở cổ chân, đầu gối và hông làm bạn sẽ có sự thay đổi trong thực hiện kỹ thuật và điều này sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương, nhất là khi đối mặt với trọng lượng nặng. Tự phá PR hoặc cho client phá PR Squat, Deadlift trên đôi giày chạy cao tới vài phân ... thì chính thức ngưỡng mộ luôn.

Đến đây sẽ có người phản biện nhẹ như tôi và khách của tôi chả bao giờ tập nặng nên điều đó không cần thiết!

Thứ nhất, khái niệm tập nặng nhẹ có tính tương đối. Không thể biết họ tập ở ngưỡng nỗ lực nào nhưng chắc chắn qua thời gian tập bắt buộc phải có sự tiến bộ. Đồng ý nếu tập với Bodyweight thì không vấn đề gì, thực ra tập với Bodyweight thì kể cả bạn khi Squat có butt-wink cũng chả làm sao hay ký với học viên 100ss vẫn cho tập Bodyweight thì hihi ... và không riêng gì bài Squat

Thứ 2, nó mang tính thói quen và cách xây dựng sự ổn định của lòng bàn chân. Và bạn có chắc sẽ kiểm soát được chức năng bàn chân của khách hàng thực hiện bài tập khi đang đi giày chạy? Tôi tự tin dám nói vì tôi chưa bao giờ cho phép 1 client nào gánh tạ đòn trên vai (Back Squat) mà đi running shoes cả, thường là đi chân đất, ai đầu tư 1 đôi lifting shoes thì rất wellcome (tôi có 3 khách sau khi nghe lời khuyên đã chuyển sang mua Trainer shoes và Lifting shoes). Sếp của tôi cứ tập gì đứng trên mặt sàn là auto tháo giày. Tôi không có tiền mua lắm giày dép vẽ chuyện như thế!

Lựa chọn giày để tập luyện nếu có điều kiện
Lựa chọn giày để tập luyện nếu có điều kiện

Không vấn đề, tất cả những ý trên là đưa ra lời khuyên. Nhiêm vụ của tôi là đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mọi người chứ tuyệt nhiên không dạy bảo ai, không bắt ép ai phải như thế nào, việc của mọi người là lựa chọn an toàn cho bản thân hay không thôi! Nếu vì sự an toàn của bản thân, thì đều có giải pháp chứ không có lý do

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym