Sự ổn định và các yếu tố ảnh hưởng

Sự ổn định của cơ thể phụ thuộc vào khả năng giữ cân bằng cơ thể, phụ thuộc vào các cơ làm nhiệm vụ ổn định, tạo ra kết quả bạn mong muốn khi tập tạ

Sự ổn định đóng vai trò khá quan trọng không chỉ trong tập tạ mà cả các môn thể thao khác. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm 5 yếu tố như: độ cao, điểm đặt trọng tâm tạ, diện tích bề mặt tiếp xúc, khối lượng cơ thể và sự ma sát. Bài viết dưới đây bao gồm 2 phần chính:
+ Sự ổn định trong tập luyện.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định

STABILITY LÀ GÌ

Sự ổn định và các yếu tố ảnh hưởng
Sự ổn định và các yếu tố ảnh hưởng

Sự ổn định hay Stability trong tập luyện là khả năng duy trì sự ổn định của cơ thể trước những tác động từ bên ngoài. Các tác động này có thể xuất hiện từ:
+ Resistance Training: lúc chúng ta đang chống lại trọng lượng của tạ
+ Lực gây ra bởi tác nhân khác: ví dụ trong thể thao và bóng đá, 1 tiền đạo đang dẫn bóng và gặp phải lực tác động từ cú huých vai của hậu vệ đối phương.

1 VÀI YẾU TỐ ẢNH HƯỠNG STABILITY

1. Độ cao của trọng tâm so với điểm tiếp xúc với mặt sàn: Lấy ví dụ khi chúng ta ngồi trên ghế, điểm tiếp xúc với mặt sàn là chân. Giả sử có lực đẩy từ người khác thì rất khó để chúng ta bị xê dịch ra khỏi ghế. Cùng trường hợp nhưng khi ta đứng lên khỏi chiếc ghế, lúc này độ cao của trọng tâm so với điểm tiếp xúc (bàn chân) đột ngột tăng lên và khi bị 1 cú đẩy của người khác, nguy cơ bị mất thăng bằng cao hơn trường hợp trên rất nhiều. Tóm lại: Trọng tâm càng gần điểm tiếp xúc, sự ổn định càng tăng.
Ứng dụng vào tập tạ, ta biết điểm dưới cùng của Squat khả năng ổn định sẽ cao hơn nhiều khi ta bắt đầu Concentric mức tạ lên 1 độ cao nhất định. Để duy trì sự ổn định khi mà độ cao của trọng tâm tay đổi, các bài như Pin Squat/ Dead Squat sẽ là sự lựa chọn rất ổn.

2. Điểm đặt trọng tâm của tạ: giả sử có 1 trục thẳng đứng chứa trọng tâm của cơ thể thì điểm đặt trọng tâm của tạ càng gần với trục này, sự ổn định càng tăng. Lấy ví dụ khi ta giữ 1 quả bóng nặng 10kg sẽ ổn định hơn nếu ôm trọn nó trước ngực thay vì giữ ở lòng 2 bàn tay và đặt ra xa cơ thể.
Áp dụng vào tập tạ đặc biệt với bài Barbell Overhead Press, sẽ ổn định hơn nếu ta đẩy thanh đòn theo 1 đường thẳng đứng (theo hướng lên đỉnh đầu) sau đó hơi lệch về phía sau cho trùng với trục chứa trọng tâm cơ thể thay vì đẩy về phía trước (khiến người đổ về trước) hay đẩy quá nhiều về sau (khiến bàn chân bật ngửa). Đó cũng là lý do vì sao 1 số vận động viên cử tạ thường áp dụng mẹo “Head Through” để đưa thanh đòn trùng với trục trọng tâm nhanh nhất có thể. Điều này giải thích tại sao khi Squat, việc duy trì thanh đòn ở Mid-Foot sẽ lợi hơn.

3. Diện tích bề mặt của các điểm tiếp xúc với mặt đất tạo ra so với phương của lực: lấy ví dụ bạn phải đẩy mức tạ bằng 80% qua đầu theo phương thẳng đứng, lúc này các điểm tiếp xúc với mặt đất chính là bàn chân. Khi 2 chân đứng quá hẹp, sự bất ổn định gia tăng. Khác biệt xuất hiện khi ta đứng rộng ra 1 chút, đây chính là lúc bạn đang tăng diện tích bề mặt do chân bạn tạo ra so với phương của lực (theo phương thẳng đứng), lúc này sự ổn định tăng và bạn có thể thực hiện động tác dễ dàng hơn.
Ví dụ khác là khi phải đẩy 1 vật thật nặng theo hướng trước mặt, bạn sẽ muốn đứng chân trước chân sau, điều này làm tăng diện tích bề mặt so với phương của lực (theo phương trước sau). Tóm lại tức là diện tích bề mặt của điểm tiếp xúc tỉ lệ thuận với sự ổn định.
Ứng dụng vào tập tạ với các bài Compounds phối hợp theo phương thẳng đứng, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc duy trì tư thế, hãy thử xem Stance/ độ rộng chân hiện tại có đang quá hẹp hay không.

4. Khối lượng cơ thể: 1 người có khối lượng cơ thể lớn hơn sẽ thường có xu hướng ổn định tốt hơn là người có khối lượng nhẹ hơn. Lấy ví dụ trong bóng đá, 1 hậu vệ có khối lượng 90kg đứng ra cản bóng của 1 tiền đạo 70kg, mặc dù tiền đạo 70kg có khả năng di chuyển nhanh hơn nhưng khi cả 2 xảy ra va chạm, hậu vệ 90kg có khả năng duy trì ổn định tư thế hiện tại tốt hơn. Như vậy trong thi đấu ở 1 số bộ môn (như cử tạ, Powerlifting), việc siết cân xuống hạng dưới đồng nghĩa với việc vận động viên chấp nhận bị giảm sức mạnh cùng với sự ổn định.

5. Ma sát giữa điểm tiếp xúc và mặt sàn: ma sát càng lớn sẽ càng ổn định. Đứng trên sàn gỗ chống lại lực đẩy từ người khác sẽ ổn định hơn là đứng trên mặt băng. Vì vậy, 1 số trang bị như giày hay tất chuyên dụng giúp tăng ma sát sẽ giúp tăng tính ổn định cho 1 số bài tập.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym