Nếu phải chọn thì ta sẽ chọn Undertrain hay Overtrain

Tôi sẽ chọn Undertrain thay vì Overtrain vì tính an toàn cho bản thân, tập luyện là quá trình dài cả đời và Overtrain có khi làm cho tôi không tập luyện mãi mãi

Đầu tiên ta phải phân biệt được functional và non-functional overreaching:
1. Functional overreaching (FOR) là hiện tượng suy giảm performance tạm thời sau tập. Khi nghỉ cơ thể hồi phục và supercompensate cho performance tăng lên vào buổi tập sau.
2. Non-functional overreaching (NFOR) cũng là hiện tượng suy giảm performance tạm thời sau tập. Tuy vậy cơ thể chưa phục hồi kịp thời vào buổi tập sau làm cho performance chững hoặc giảm. NFOR có thể có các triệu chứng nhẹ như tăng nhịp tim, thay đổi tâm trạng. NFOR xảy ra quá lâu sẽ dẫn đến overtraining với các triệu chứng rõ rệt hơn như ốm, viêm đau thường xuyên, cảm xúc và giấc ngủ bất ổn.
Vậy chọn giữa 1 trong 2 tôi sẽ chọn gì?

TÔI SẼ CHỌN UNDERTRAIN

Nếu phải chọn thì ta sẽ chọn Undertrain hay Overtrain
Nếu phải chọn thì ta sẽ chọn Undertrain hay Overtrain

1. Undertrain và Overtrain đều không làm tối ưu gain, thậm chí còn giảm gain. Tuy vậy Undertrain không có những triệu chứng khó chịu như viêm đau như Overtrain.

2. Undertrain có ứng dụng thực tiễn khi ta chỉ muốn duy trì performance/ cơ bắp ở 1 mức độ nhất định hay phục hồi sau chấn thương còn Overtrain thì ko. Thực tế là vận động viên chuyên nghiệp phải có những plan rất lằng nhằng để quản trị fatigue và tránh Overtrain.

Đến đây ta có thể ta sẽ thắc mắc tại sao ko Overtrain, sau đó nghỉ dài dài để hồi phục sau đó lại tập, gain còn được nhiều hơn Undertrain. Tuy nhiên cái đó là như tôi nói ở trên là functional overreaching. Overtrain là quá trình kéo dài hàng tích lũy hàng tháng. Khi bạn Overtrain bạn sẽ có rủi ro bị những tổn thương mà phải mất vài tháng để hồi phục, thậm chí có thể không thể hồi phục khiến bạn dừng tập cả đời.

Nói như vậy không có nghĩa là ta không nên gắng sức tập luyện. Nhất là đối với người mới, volume tập thấp nên cơ thể có thể phục hồi nhanh, cho nên không cần phải chú ý nhiều quá đến Overtrain. Với người có kinh nghiệm, ta nên có mindset "push as hard as I can" tới mức functional overreaching. Tuy vậy khi đã vào vùng non-functional ta lại phải thay đổi mindset trên thành "thà Undertrain còn hơn Overtrain". Cái khó ở đây là biết khi nào mình vào vùng non-functional overreaching.

So sánh giữa Undertrain và Overtrain
So sánh giữa Undertrain và Overtrain

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym