Mối quan hệ giữa lực và tốc độ

Giải thích đơn giản thì lực cơ co sẽ phụ thuộc vào chiều của tạ (không thay đổi khối lượng), tạ lên nhanh thì cơ ít co và tạ xuống nhanh thì cơ co nhanh

Bạn nào đọc nhiều tài liệu coaching/ pt chắc cũng gặp biểu đồ bên dưới thể hiện mối liên hệ giữa lực và tôc độ co/ duỗi cơ. Tuy vậy lực ở đây là lực gì? Là trọng lượng tạ hay lực cơ co?

FORCE - VELOCITY RELATIONSHIP

Mối quan hệ giữa lực và tốc độ
Mối quan hệ giữa lực và tốc độ

Trường hợp 1, nếu đây lực ở đây là trọng lượng tạ thì biểu đồ dưới sẽ đúng khi lực co cơ là hằng số. Cụ thể hơn, với lực concentric không đổi, tạ càng lớn thì tốc độ đi lên càng chậm (vì hợp lực đi lên càng nhỏ). Còn với lực eccentric không đổi, tạ càng lớn thì tốc độ đi xuống càng nhanh (vì hợp lực đi xuống càng lớn). Tuy vậy nếu hiểu theo cách này biểu đồ chỉ cho ta thông tin về tính chất vật lý của quả tạ (lực nhỏ gia tốc nhỏ, lực lớn gia tốc lớn). Không cho ta biết gì thêm về chức năng sinh lý của cơ.
Trường hợp thứ 2, nếu lực là lực co cơ thì biểu đồ sẽ đúng khi trọng lượng tạ không đổi. Cụ thể: cùng 1 lượng tạ, nếu concentric, nếu tạ đi lên với tốc độ lớn thì cơ càng ít phải co (lực co cơ giảm) để tiết kiệm năng lượng, còn nếu eccentric thì, nếu tạ rơi xuống càng nhanh thì ngược lại cơ lại càng phải co nhiều để tránh biến dạng dãn quá lớn dẫn đến chấn thương.

Vậy nên mình thích cách giải thích thứ 2 hơn vì nó nêu lên hai đặc điểm sinh lý của cơ, đó là tiết kiệm năng lượng (thông qua nguyên tắc kích cỡ - size principle), và tự bảo vệ (thông qua stretch flex nhờ muscle spindle).

Lực và tốc độ tỉ lệ nghịch với nhau
Lực và tốc độ tỉ lệ nghịch với nhau

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym