Nước đá (chườm đá, chườm lạnh) thường được khuyến cáo là hành động đầu tiên cho 1 chấn thương nhỏ liên quan đến cơ bắp vì nó có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu lượng máu đến các mô bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể sử dụng nước đá cùng với chế độ nghỉ nghơi hợp lí để giảm bớt sự khó chịu ở cơ bắp. Nhưng còn có 1 hình thức trị liệu lạnh mạnh hơn gọi là liệu pháp áp lạnh hay Cryotherapy.
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI SAU TẬP LUYỆN VỚI CRYOTHERAPY
Liệu pháp áp lạnh hay Cryotherapy
Liệu pháp đông lạnh toàn thân thường được sử dụng với các vận động viên để giảm nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy quá trình phục hồi sau quá trình tập luyện hoặc thi đấu vất vả. Ngồi trong bồn nước đá là hình thức phổ biến nhất của liệu pháp đông lạnh toàn thân. Tắm nước đá có thể là 1 kỹ thuật hiệu quả để thúc đẩy quá trình phục hồi vì chúng làm giảm đau nhức tổng thể, giảm sưng và sau khi ra khỏi bồn tắm có thể làm tăng lưu thông máu. Thời gian ngâm mình trong bồn nước đá được đề nghị từ 10-20 phút. Để đạt được những lợi ích của liệu pháp đông lạnh toàn thân, các nhà khoa học thể thao đã phát triển ra 1 loại phương pháp áp lạnh khác liên quan đến việc áp dụng nhiệt độ cực lạnh từ khí gas. Các buồng áp lạnh, trông giống như cái tủ có nơi để bạn thò đầu ra ngoài, đã ngày càng trở nên phổ biến đối với các vận động viên thi đấu.
Dưới đây là 7 điều cần biết về liệu pháp áp lạnh để giúp xác định liệu nó có phù hợp với mục tiêu tập luyện của 1 cá nhân hay không:
1. Nghiên cứu mở rộng cho thấy rằng liệu pháp đông lạnh toàn thân, cho dù thông qua bồn tắm nước đá hay phòng trị liệu bằng phương pháp áp lạnh, có thể giúp giảm viêm và phục hồi chức năng của cơ bắp sau tập luyện vất vả.
2. Các phòng áp lạnh sử dụng không khí làm lạnh bằng nito lỏng, có thể làm giảm nhiệt độ không khí xuống dưới -110 ° C. Bồn tắm nước đá sử dụng nước được làm lạnh đến khoảng 4-10 °C-> 2-3 phút trong phòng trị Liệu pháp lạnh tương đương với 10-20 phút ngâm mình trong bồn nước đá và chịu nhiệt độ cực lạnh trong 1 khoảng thời gian ngắn có thể dễ kiểm soát hơn so với ngồi trong bồn nước lạnh trong thời gian dài hơn nhiều.
3. Dù trong bồn tắm hay phòng trị liệu, tiếp xúc với cái lạnh đều thúc đẩy sự phục hồi vì nhiệt độ thấp gây ra co rút mao mạch và mạch máu. Hơn nữa, là 1 cơ chế sinh tồn, cơ thể sẽ duy trì máu ở những vùng quan trọng để bảo vệ các cơ quan quan trọng. Khi nhiệt độ lạnh bị loại bỏ , tim sẽ bơm máu trở lại các chi, giúp mang lại các chất dinh dưỡng và oxy để giúp sửa chữa các mô bị hỏng.
4. Tiếp xúc ngắn với nhiệt độ cực thấp khởi động hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể, còn được gọi là phản ứng flight-or-fight. Thúc đẩy giải phóng epinephrine và norepinephrine (thường được gọi là adrenaline) tăng tốc độ nhịp tim để bơm máu đến các chi của cơ thể, được coi là 1 lợi ích khác của phương pháp áp lạnh.
5. Sử dụng phòng trị Liệu pháp lạnh đi kèm với 1 số nguy cơ chấn thương. Điều quan trọng là phải giữ cơ thể khô hoàn toàn, vì bất kỳ độ ẩm nào trên cơ thể đều có thể đóng băng trên da và gây tê cóng.
6. Liệu pháp áp lạnh không chỉ dành cho vận động viên hoặc người tập luyện thể thao cường độ cao. Bởi vì nó làm giảm viêm và đau nhức, nó cũng có thể có lợi cho những người có vấn đề với viêm khớp hoặc các vấn đề cơ xương khớp mãn tính khác.
7. Đối với những người làm việc trong môi trường quá nóng, liệu pháp áp lạnh, dù là trong bồn tắm hay phòng lạnh, sau khi tập luyện ngoài trời cực kỳ vất vả có thể giúp giảm nhiệt cơ thể, là thành phần quan trọng của sự phục hồi. Đưa nhiệt độ của cơ thể trở lại cân bằng nội môi là 1 phần quan trọng của quá trình phục hồi, phục hồi càng nhanh, càng nhanh có thể hoạt động trở lại.