Khoa học về giấc ngủ

Thời gian ngủ chiếm gần 1/3 cuộc đời của chúng ta nên tầm quan trọng của giấc ngủ không cần bàn cãi. Hãy nhớ rằng khi ngủ thì não và cơ thể vẫn hoạt động

Phần lớn mọi người đều dành ra khoảng 8 tiếng 1 ngày để ngủ tức là 1/3 thời gian trong ngày và ai cũng biết rằng rất ngủ rất quan trọng với cơ thể con người. Tuy nhiên, các bạn có thắc mắc rằng giấc ngủ được hình thành như thế nào không?

KHOA HỌC VỀ GIẤC NGỦ

Nhiều người vẫn cho rằng giấc ngủ chỉ là thời gian mà bộ não và cơ thể nghỉ ngơi, ngừng hoạt động nhưng thực tế thì trong khi ngủ, não bộ và cơ thể của chúng ta vẫn hoạt động suốt đêm.

Khoa học về giấc ngủ không phải ai cũng biết
Khoa học về giấc ngủ không phải ai cũng biết

Trước đây, các nhà khoa học chia giấc ngủ thành 5 giai đoạn với 2 giai đoạn đầu là Light Sleep, 2 giai đoạn tiếp theo là Deep Sleep và Very Deep Sleep, giai đoạn cuối cùng là REM. Tuy nhiên mới đây (tầm 2 năm trước) thì các nhà khoa học đã gộp giai đoạn 3 và 4 lại thành 1 nên mình sẽ nói theo quan điểm mới này nhé. Các giai đoạn của giấc ngủ bao gồm 2 giai đoạn chính: non-REM (NREM) gồm 3 giai đoạn đầu và REM ( Rapid Eye Movement).

Giai đoạn 1 - Light Sleep

Ở giai đoạn này, cơ thể bạn đang bước vào giấc ngủ nhẹ. Khi này mắt của các bạn chuyển động 1 cách từ từ, các cơ trong cơ thể ở trạng thái thư giãn, nhịp tim và nhịp thở bắt đầu chậm lại, thân nhiệt hạ thấp. Cơ thể bạn đang chuẩn bị để đi vào 1 giấc ngủ sâu.

Giai đoạn 2 - Light Sleep

Ngoài đặc điểm mắt chuyển động chậm lại như ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 này có thêm sự sụt giảm nhiệt độ cơ thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đi vào hoạt động để phục hồi những năng lượng bị tiêu hao trong ngày. Các tuyến nội tiết tiết ra Hormone tăng trưởng trong khi máu được bơm đến các cơ. Trong giai đoạn này, bạn hoàn toàn chìm vào giấc ngủ.

Giai đoạn 3 - Deep Sleep & Very Deep Sleep (Slow-Wave Sleep)

Ở giai đoạn này, não giảm hoạt động hơn nữa và bắt đầu phát sóng Delta giúp cơ thể thư giãn. Giai đoạn này có những làn sóng chậm trong EEG (điện não đồ). Vì vậy giai đoạn này còn có tên là Slow-Wave Sleep (SWS) mà tên tiếng Việt là ngủ sóng chậm. Đây là trạng thái ngủ sâu hay ngủ Delta rất khó để đánh thức bạn dậy. Bạn sẽ rất mệt mỏi khi tỉnh giấc và cần 1 thời gian để có thể lấy lại cân bằng nếu tỉnh giấc trong trạng thái này.

Giai đoạn 4 - REM – Giai đoạn nhãn cầu chuyển động nhanh

Trong giai đoạn này của giấc ngủ, đôi mắt của bạn sẽ di chuyển rất nhanh theo các hướng khác nhau mặc dù mí mắt bạn đang nhắm. Đây gọi là giai đoạn nhãn cầu chuyển động nhanh. REM xảy ra vào khoảng 90-100 phút sau khi bắt đầu giấc ngủ. Nhịp tim và huyết áp sẽ gia tăng, nhịp thở trở nên nhanh hơn và thất thường, hoạt động của não bộ cũng được tăng lên. Trong giai đoạn này, các cơ ở cánh tay và chân của bạn tạm thời bị tê liệt do đó bạn không thể thể hiện bằng hành động các giấc mơ trong lúc ngủ. Giai đoạn này là giai đoạn phục hồi về trí não, sắp xếp thông tin, đưa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn vào dài hạn. Tâm trí của bạn được hồi sinh và những cảm xúc đã được điều chỉnh tốt. Phần lớn các giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn này. Nếu bạn thức tỉnh trong giai đoạn này của giấc ngủthì có nhiều khả năng bạn sẽ nhớ được những giấc mơ mà bạn đã mơ.

Các giai đoạn này lặp đi lặp lại suốt đêm khi bạn ngủ. Khi chu kỳ lặp đi lặp lại, bạn sẽ dành ít thời gian trong giai đoạn 1-3 và có thêm thời gian để các giấc mơ xuất hiện trong giai đoạn 4. Nói cách khác, những giấc mơ thường xuất hiện nếu giấc ngủ của bạn có giai đoạn 4 dài hơn và tiếp diễn lâu hơn.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym