KHẢ NĂNG KHÁC NHAU DO GEN DI TRUYỀN
Khả năng khác nhau do gen di truyền
Mỗi người sẽ có 1 khả năng khác nhau và đó là cái bị quyết định chính bởi gen di truyền. Ví dụ về cấu trúc xương: Bộ xương của bạn giống như móc treo quần áo, còn cơ bắp của bạn giống như cái áo măng tô vậy. Khung xương của bạn càng lớn, càng dày thì nó sẽ giữ được bộ áo lớn hơn. Với bộ khung như vậy thì bạn sẽ có nhiều cơ hơn, tập được nặng hơn. Chung quy lại là tiềm năng phát triển dù là cơ bắp hay sức mạnh đều lớn. Nhóm người này khi có 1 chút mỡ thì sẽ trông càng mạnh mẽ hơn. Khung xương càng nhỏ, càng kém dày thì vốn ban đầu sẽ có ít cơ bắp hơn, lượng cơ nó giữ được tối đa cũng ít hơn. Lượng cơ ít, khung xương không chắc chắn nên cũng không khỏe bằng người có bộ khung to. Coi như tiềm năng phát triển là kém. Tập 1 thời gian cởi trần ra body có thể rất cuốn hút nếu giữ được lượng mỡ thấp nhưng nếu đứng cạnh người tập khác trông lại quá mỏng. Nhóm này nếu không tính người thuần ectomorph, thì nếu càng tăng mỡ trông người càng tởm (skinny-fat).
Tạng người trong gym thể hình
Trên đây chỉ là 1 trong số những khác biệt dẫn tới việc vì sao cùng tập 1 kiểu như nhau mà có người thì tiến bộ được người thì không. Có những người thích hợp với việc tập nặng, tập trung vào các bài tập lớn (compound), nhưng đối với những người khác thì sức ép do việc tập nặng và phải tăng khối lượng tạ lại giết chết tiến bộ của họ.
Vậy nên sau khi thử nghiệm xong 1 giáo án tập các bạn cần phải đánh giá về tính hiệu quả của nó trên các thông số:
+ Số lượng buổi tập/tuần
+ Cách chia lịch
+ Số lượng bài tập/buổi
+ Cường độ (%1RM)
+ Tổng Volume tập
+ Khoảng rep sử dụng
...
Khi đánh giá được thông số nào là có kết quả tốt với bạn rồi thì bạn sẽ đưa dần chúng vào chương trình tập tối ưu do mình tự thiết kế. Ví dụ, nếu như tôi thấy rằng số buổi tập 5 buổi/tuần là phù hợp với khả năng hồi phục của bản thân và số bài tập trong 1 buổi là 6 sẽ mang đến đủ thỏa mãn cho bản thân thì tôi đã có được 2 thông số để sử dụng trong giáo án tối ưu của mình.