Insulin và độ nhạy Insulin

Độ nhạy Insulin cao tức nói đến khả năng trao đổi dinh dưỡng vào cơ thể của các bạn cao và ngược lại. Khi Insulin cao, cơ thể sẽ chuyển sang tiết kiệm chất béo và ngược lại

Quá mập hay quá ốm do ăn ít hay nhiều Carbohydrate sẽ ảnh hưỡng đến lượng Insulin trong cơ thể bạn và bệnh tiểu đường là 1 trong những hệ lụy từ đó

Insulin và độ nhạy Insulin
Insulin và độ nhạy Insulin

INSULIN LÀ GÌ

Insulin là 1 Hormone Peptide được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tuỵ. Protein Insulin của con người bao gồm 51 Acid Amin và có khối lượng phân tử là 5808 Da (đơn vị nguyên tử). Nó là 1 dimer (dimer Protein là 1 phức hợp phân tử được hình thành bởi 2 monome Protein hoặc Protein đơn lẻ) của chuỗi A và chuỗi B. Insulin là hormone đồng hoá chính của cơ thể kiểm soát sự trao đổi chất của Carbohydrate, Fat và Protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thu Carb đặc biệt là Glucose từ máu vào gan, mỡ và cơ xương của tế bào --> quan trọng vờ lờ. Cái này chính là chìa khoá mở cửa để giúp dinh dưỡng vào cơ thể, khoá không mở được cửa là toang --> khách đứng chơi ngoài hành lang méo có việc gì làm.

CÁCH CHUYỂN HÓA INSULIN

Các tế bào beta rất nhạy với Glucose tức đường. Khi Glucose cao, các tế bào beta sẽ tiết Insulin vào máu, khi Glucose thấp, bài tiết Insulin sẽ bị ức chế, các tế bào alpha lân cận sẽ lấy tín hiệu từ các tế bào beta, tiết Glucagon vào máu theo cách ngược lại: tăng bài tiết Glucose khi đường trong máu thấp và giảm bài tiết khi Glucose - đường trong máu cao.

Glucagon là 1 hormone Peptide được sản xuất bởi tế bào alpha của tuyến tuỵ. Nó hoạt động để nâng cao nồng độ Glucose và acid béo trong máu được coi là chính Catabolic (dị hoá) hormone của cơ thể. Tuyến tuỵ giải phóng Glucagon khi nồng độ Insulin trong máu giảm quá thấp. Glucagon làm cho gan chuyển đổi lưu trữ Glycogen thành Glucose để đưa vào máu. Glucagon thông qua việc kích thích gan giải phóng Glucose qua Glycogenolysis và gluconeogenesis có tác dụng ngược lại với Insulin. Việc tiết Insulin và Glucagon vào máu để đáp ứng với nồng độ Glucose trong máu là cơ chế chính của cân bằng nội mô.
--> chốt ý này không các bạn sẽ khó hiểu: Insulin rất nhạy với Carb -> Carb cao thì Insulin cao và ngược lại. Khi Insulin thấp, tuyến tuỵ sẽ tiết ra Glucagon bắt gan huy động Glycogen dự trữ trong gan chuyển hoá ngược thành Glucose giải phóng vào cơ. Ở đây tác dụng chính là tránh tụt đường huyết và chúng ta dùng để đốt mỡ. Như thế thì những chế độ ăn thiếu Carb sẽ không tốt cho gan theo hướng gián tiếp và nếu không có Carb, sự chuyển hoá Protein và Fat cũng sẽ bị hạn chế đi rất nhiều (chốt lần 2 là Carb rất quan trọng).
Nếu các tế bào beta bị phá hủy bởi 1 phản ứng miễn dịch nào đó, Insulin không còn có thể được tổng hợp hoặc tiết vào máu. Điều này dẫn đến tiểu đường type 1 được đặc trưng bởi nồng độ Glucose trong máu cao bất thường và lãng phí dinh dưỡng trong cơ thể. Hiểu nôm na là khách đến nhà đéo có khóa mở cửa vào được, thế là đứng chơi trôi nổi trong hành lang và thế là tiểu đường.

Trong tiểu đường type 2, sự phá hủy các tế bào beta ít rõ rệt hơn so với bệnh tiểu đường type 1 và không phải do quá trình tự miễn dịch. Bệnh tiểu đường type 2 sẽ khó nói chính xác nguyên nhân nhưng bệnh nhân có biểu hiện giảm số lượng tế bào beta, giảm chức năng bài tiết của các tế bào beta tồn tại và “kháng Insulin mô ngoại biên”. Bệnh tiểu đường type 2 được đặc trưng bởi tỷ lệ bài tiết Glucagon cao vào máu mà không bị ảnh hưởng và không đáp ứng với nồng độ Glucose trong máu (kiểu rối loạn). Insulin vẫn được tiết vào máu để đáp ứng với đường huyết. Kết quả là nồng độ Insulin cao ngay cả khi lượng đường trong máu bình thường. Hiểu nôm na là khách đến nhà chơi nhưng chủ vất cho 1 đống khoá mà toàn khoá đểu, kết quả khách lại đứng chơi đéo có việc gì làm. Thêm nữa, khi Insulin cao thì cơ thể sẽ tiết kiệm mỡ dẫn tới vừa tiểu đường, vừa béo phì.

Tổng kết: độ nhạy Insulin cao tức nói đến khả năng trao đổi dinh dưỡng vào cơ thể của các bạn cao và ngược lại. Khi Insulin cao, cơ thể sẽ chuyển sang tiết kiệm chất béo và ngược lại. Cho nên chúng ta cần học cách cân bằng điều này để cơ thể luôn trong trạng thái tôt nhất. Mình sẽ chia sẻ về vấn đề cân bằng năng lượng trong bài viết tiếp theo. Tk guys!

Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc rối loạn Insulin
Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc rối loạn Insulin

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym