Thuật ngữ Functional Training là 1 trong những xu hướng được thổi phồng nhiều nhất trong lĩnh vực Fitness hiện nay, đấy là đánh giá của Brad Schoenfled The Hypertrophy Specialist vào năm 2010! Nhưng thuật ngữ Functional Training thực sự có nghĩa là gì? Dưới đây là những điểm chính trong bài báo “Is Functional Training Really Functional?
HIỂU RÕ THÊM VỀ FUNCTIONAL TRAINING
Huấn luyện chức năng có thực sự là chức năng
1. Đối với các mục đích thực tế, không có cái gọi là bài tập “non-functional training”. Đúng hơn, tính chức năng của bài tập sẽ phù thuộc vào chu kỳ/ giai đoạn tập luyện khi mà 1 bài tập/ biến thể của chuyển động nền tảng có nhiều tính ứng dụng hơn những bài tập khác dựa trên nhu cầu của 1 mục đích cụ thể. Brad đặt tên cho nó là “The functional fitness continuum”.
2. Lý do chính mà người tập ví dụ như các khách hàng của chúng ta có chức năng cơ thể bị hạn chế hoặc có thể bị rối loạn chức năng vận động đều là do bị mất cơ bắp. Do đó chỉ cần cải thiện sức mạnh của họ sẽ cải thiện được chức năng tốt hơn và điều này có thể đạt được thông qua bất kỳ hình thức tập luyện kháng lực (Resistance training) nào. Cho dù đó là máy tập, freeweight, body weight ... hãy nhớ rằng sức mạnh có mối tương quan chặt chẽ với diện tích mặt cắt ngang của cơ bắp (tức là kích thước của mô cơ), vì vậy đối với thể dục thể thao cộng đồng hay chính là những người tập luyện đơn thuần ở các phòng tập, việc tập trung vào phát triển cơ bắp nói chung sẽ thúc đẩy hết mọi khả năng chức năng ở hầu hết mọi người.
3. Để tối ưu hóa chương trình tập luyện từ quan điểm “functional” cần phải xem xét đến nguyên tắc SAID. Nói 1 cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là những bài tập, chuyển động phải làm sao sát nhất với những vận động đơn thuần của người tập trong cuộc sống thực tế. Do đó, tập luyện freeweight với các mô hình chuyển động nền tảng sẽ có xu hướng thúc đẩy tính chức năng cao hơn do nó phù hợp với đúng những chuyển động của con người trong cuộc sống thực tế:
- Squat: các hoạt động phải đứng lên ngồi xuống.
- Hip Hinge: các hoạt động phải bê vác 1 vật nặng từ dưới đất lên.
- Pull: tập để ví dụ có thể kéo 1 cái máy cưa mà k bị chấn thương vai.
- Push: hỗ trợ mọi người đẩy 1 vật nặng gì đó lên qua đầu.
- Carry: để đi shopping có sức mà xách đồ cho người yêu, người không đau nhưng đau trong ví.
...
Đơn giản khi bạn giúp 1 khách hàng leo cầu thang không bị đau nữa, không sợ đau lưng khi phải cúi người nữa hoặc họ sẽ học được cách cúi người đúng đắn hơn. BÙM… THAT’S FUNCTIONAL TRAINING!
4. Tập luyện với bề mặt không ổn định (Unstable surface training), tập luyện sử dụng Bosu Ball, Stability Ball ... có hiệu quả về thúc đẩy hoạt động thể chất kém hơn rất nhiều so với tập luyện trên bề mặt ổn định (Stable surface training). Vì 1 điều hiển nhiên, phần lớn các hoạt động sống trong hàng ngày của con người đều thực hiện trên 1 mặt phẳng ổn định. Chính vì thế, Unstable surface training đã vi phạm nghiêm trong nguyên tắc cụ thể - SAID. Chưa kể việc modified làm phá vỡ biomechanism có thể dẫn tới việc đưa khách hàng của bạn vào 1 bề mặt tập luyện nguy hiểm. Hơn nữa, luyện tập trên bề mặt ổn định giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp lớn hơn rất nhiều so với các bài tập tương đương nhưng thực hiện trên bề mặt không ổn định. Như ý 2 đã nhắc đến, vì nó không tối ưu cho sự phát triển cơ bắp theo quan điểm Functional!
Hãy gửi bất kỳ nhận xét nào của bạn về chủ đề này. Tôi muốn lắng nghe những suy nghĩ của bạn! Lời chúc sức khỏe đến từ Brad