Hiện tượng cơ bắp căng cứng

Cơ bắp bị căng cứng không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, kém thoải mái, mà còn có thể gây ra đau đớn hoặc hạn chế chuyển động – điều khiến chúng ta không thể tập trung vào việc tập luyện. Biết cách để có thể kiểm soát và phòng chống lại việc cơ bắp bị căng cứng này sẽ rất hữu hiệu trong công cuộc tập luyện của các bạn. Và nhiều bạn cứ nghĩ rằng ‘tight muscles’ là phải ‘stretch’ (giãn). Xin nói rằng đó là một quan niệm khá là sai lầm, vì ‘tight muscles’ có rất nhiều nguyên nhân.

Cơ bắp có thể bị căng cứng vì rất nhiều lí do, đừng chủ quan đánh giá là do gì gì đó? Hãy tìm hiểu kỹ và tìm cách phục hồi

HIỆN TƯỢNG CƠ BẮP CĂNG CỨNG

Hiện tượng cơ bắp căng cứng
Hiện tượng cơ bắp căng cứng

Cơ bắp có thể bị căng cứng vì rất nhiều lí do. Thông thường chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ tới việc phạm vi chuyển động bị giới hạn vì những điều này thường đi cùng với nhau, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy và hiển nhiên đây là những thứ khác nhau hoàn toàn. Hãy thử đi tìm lí do của vấn đề nhé:
- Phạm vi chuyển động kém?
- Phạm vi chuyển động vẫn ổn, nhưng ở cuối hoặc ở đầu chuyển động sẽ khiến chúng ta không thoải mái, hoặc cần gắng sức để thực hiện?
- Hoặc vấn đề không nằm ở phạm vi chuyển động mà chỉ là nhóm cơ đó không có cảm giác được thư giãn.
- Hoặc đơn giản là nhóm cơ đó vẫn được thư giãn nhưng có 1 cảm giác mơ hồ khó chịu, cái cảm giác gây ức chế nhưng lại quá nhẹ để có thể coi là đau.
- Hoặc là chẳng cảm thấy gì nhưng lại không thể nào thực hiện được các chuyển động 1 cách bình thường.

Ví dụ như các bạn có 1 thời gian dài ngồi bên bàn làm việc, 1 vài nhóm cơ có thể bị căng cứng vì bị giới hạn chuyển động. Khi ở tư thế ngồi, hips (hông) sẽ bị gập lại khiến cho hip flexors bị rơi vào tư thế bị làm ngắn lại (shortened) và nhóm cơ phía sau hông (glutes – mông) rơi vào tư thế bị kéo dài (lengthened). Thêm vào nữa, nếu các bạn ngồi lâu mà vươn người ra phía trước để sử dụng máy tính, nhóm cơ ngực – pectorals sẽ bị co ngắn và phần trên của lưng – rhomboids sẽ bị kéo dài. Lâu dần việc này sẽ dẫn tới sự mất cân bằng giữa các nhóm cơ bị co ngắn và trở nên căng cứng (tight) với những nhóm cơ bị kéo dài và trở nên yếu đi (weak).

Nhưng lí do cơ bắp bị căng cứng cũng có thể là do việc tập luyện. Khi các cơ bắp hoạt động và co lại, các sợi cơ sẽ bị co lại (muscle fibers – shorten), tăng thêm áp lực lên cơ bắp. Và khi chuyển động co này kết thúc, các sợi cơ sẽ lại được kéo dài ra và làm giảm áp lực lên cơ. Và có 1 hiện tượng rất khó chịu là cramps (chuột rút). Chuột rút là cảm giác đau đớn có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm muscle fatigue (cơ bắp quá mệt mỏi), low sodium hoặc potassium (natri và kali thấp), hay do rối loạn cân bằng natri, kali và canxi (hay xuất hiện ở những người uống nhiều bia rượu, rối loạn ăn uống, mắc bệnh về thận, tuyến giáp, cân giáp, hay chấn thương do bỏng nặng hoặc gãy xương…). Lúc này mà thực hiện stretch có thể sẽ dần tới việc các sợi cơ bị nứt, rách và dẫn tới chấn thương. Thay vì stretch ngay lập tức, hãy để các cơ bắp co thắt để thư giãn và hồi phục trước.

Ngoài ra còn có 1 hiện tượng nữa được gọi là Delayed onset muscle soreness (DOMS) (cảm giác bị đau, căng cứng cơ bắp thường là trong vòng 24-72h sau khi tập luyện). Hiện tượng này diễn ra do có những tổn thương nhỏ (rách, nứt) ở vùng cơ bắp mà chúng ta tập luyện trước đó. Và lúc này stretch chẳng có chút tác dụng nào để giải quyết các cơn đau kia. Tuy nhiên, thực hiện 1 chút static stretching (giãn cơ tĩnh) sau tập có thể giúp các bạn duy trì và cải thiện flexibility đồng thời phòng chống các cơn đau ở 1 mức độ nhất định.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym