Hệ thống điều khiển sự cân bằng và ổn định trong vận động

Hệ thống tiền đình, thị giác và hệ thống nhận cảm đóng vai trò chi phối và điểu khiển sự cân bằng và ổn định về mặt vật lí của cơ thể người

Bên cạnh những nhân tố về sức mạnh, tốc độ, sự nhanh nhẹn, phối hợp … ảnh hưởng đến performance của việc tập luyện thì còn 1 nhân tố rất quan trọng là sự cân bằng. Hệ thống cân bằng trong cơ thể hoạt động thông qua 1 cơ chế liên tục cảm nhận vị trí, phản hồi và đưa ra sự điều chỉnh bằng những mối liên hệ giữa tai trong (inner ear), mắt, cơ, khớp, và não. Bài viết này sẽ nói lên 3 tác nhân chính đóng vai trò trong việc điều khiển sự cân bằng/ ổn định về mặt vật lí của cơ thể người bất kể khi chúng ta đang chơi thể thao hay trong việc vận động hàng ngày, và đặc biệt là cho những bệnh nhân đang cần tập phục hồi chức năng (nguyên lí này được áp dụng phổ biến trong y học thể thao của các bác sĩ vật lí trị liệu).

Hệ thống điều khiển sự cân bằng và ổn định trong vận động
Hệ thống điều khiển sự cân bằng và ổn định trong vận động

HỆ THỐNG TIỀN ĐÌNH - VESTIBULAR SYSTEM

Hệ thống tiền đình là 1 các cơ quan ở tai trong (inner ear) gồm thông nang (utricle) và tiểu nang ở tiền đình (saccule) (2 phần này là otolith organs), và 3 semi-circular canals chịu trách nhiệm chính cho việc duy trì sự cân bằng. Receptors ở đây rất nhạy với bất kì sự thay đổi nào của vị trí hay hướng chuyển động của đầu. Những receptors này cung cấp những thông tin về linear acceleration (otolith organs cảm nhận đc forward – backward, upward – downward, và movement) và angular acceleration (ở semi-circular canals) => Khiến mình nhận ra sự xoay của đầu trong khi mắt vẫn giữ “ổn định”. Hệ thống này cũng cố gắng “kiểm soát” mắt (1 phần nào đó) thế nên nó có thể compensate trực tiếp với chuyển động của đầu. Điều này khá quan trọng trong thể thao đối kháng khi phải quan sát 1 vật hoặc đối thủ chuyển động bằng đầu và mắt.

Với chuyển động của đầu, receptors ở hệ thống tiền đình chuyển tín hiệu thần kinh đến tiểu não (cerebellum) và nhân tiền đình (vestibular nuclei) ở cuống não (brain stem). Khi não nhận được tín hiệu, và thường có thêm cả visual feedback kèm theo, xử lí rồi gửi lại tín hiệu cho cơ bắp => Điều này có thể khiến mình nhận ra và phản ứng lại với việc mất cân bằng.

Ngay kể cả việc đứng thẳng cũng là 1 bài cân bằng động (dynamic equilibrium). 1 người sẽ nghiêng (rất ít) về các hướng khác nhau, và sự cân bằng được duy trì khi mà các cơ ở chân thay phiên nhau co và duỗi (ta sẽ quan sát và hình dung được rõ hơn trong biomechanics lab khi thấy được điểm đặt trọng tâm dồn vào các vị trí khác nhau ở bàn chân qua thời gian)

THỊ GIÁC - VISION

Thị giác đóng vai trò khá quan trọng trong sự ổn định. Mắt của chúng ta cho ta hình ảnh của môi trường xung quanh và việc liên hệ trong không gian của ta với chúng. Có khoảng 20% tế bào thần kinh của mắt tương tác với hệ thống tiền đình. Khi 1 người đứng nhắm mắt thì khả năng người bị đung đưa (postural sway) tăng lên từ 20-70%. Và khi mắt không chuyển được thông tin chính xác đến não (vì poor vision, binocular deficiencies, hay poor vestibule vestibule-ocular reflex…) thì rất khó để não lấy được toàn cảnh ở môi trường xung quanh và tất nhiên là balance sẽ bị ảnh hưởng.

Có 1 giả thuyết mình đặt ra ở đây là liệu người nào có tật khúc xạ (ví dụ như cận thị) thì việc không đeo kính có ảnh hưởng đến performance trong việc tập tạ (weight training) hay không. Việc bạn đi tập mà đeo kính thì 1 phần giúp chúng ta nhìn thấy được rõ môi trường xung quanh, 1 phần khác cũng bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình, tránh làm trầm trọng tật khúc xạ (Khi tập luyện thì huyết áp của bạn tăng lên tạm thời, nhất là khi tập nặng, nên rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến võng mạc của bạn=>khiến mắt đau, chảy máu và mờ hơn).

Tuy nhiên, trong 1 bài về vai của mình 2 năm trước ở facebook cá nhân có đề cập đến Totem pole của Paul Chek. Bài đó mình đã nêu ra ý của ông rằng “Nếu bạn không nhìn rõ bằng mắt trái của bạn, hay tai trái của bạn nghe không rõ bằng tai trái, đầu bạn sẽ xoay hay nghiêng để việc nghe nhìn này tốt hơn, dần dần nó cũng sinh ra vấn đề tư thế. Vậy câu hỏi đặt ra là việc không đeo kính khi tập tạ lâu dài có gây nên 1 compensation cho cervical instability hay không? Và nó ảnh hưởng gì đến performance hay không? (Giả thuyết này của mình nếu có thì sẽ ảnh hưởng đến những người tập có trình độ novice nhiều hơn cả) => Mọi người nên đeo kính trong khi tập.

HỆ THỐNG NHẬN CẢM - PROPRIOCEPTIVE SYSTEM

Nó bao gồm proprioceptors của cả da, cơ, và khớp. Proprioceptors của cơ bao gồm thoi cơ (muscle spindle – nhạy bén với chiều dài cơ) và gân Golgi (Golgi-tendon organ – nhạy bén với sự căng của cơ). Còn của da và khớp thì gồm các free nerve endings, Pacinian corpuscles, và các receptors thể Golgi…Nó đảm nhiệm việc phát hiện những thay đổi về góc và áp lực (nén hay biến dạng) của khớp và da.

Tất cả những proprioceptors đều gửi tín hiệu về hệ thống tiền đình (vestibular system) và não và được xử lí để khả năng phối hợp thần kinh cơ duy trì sự ổn định và cân bằng. Cơ chế Vestibulo-spinal reflex giúp điều khiển chuyển động của cơ để giữ trọng tâm=>duy trì balance (Đung đưa người là ví dụ điển hình của cơ chế này)

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym