Đừng vội bỏ tập và nãn chí khi tập luyện bị chấn thương

Nếu bạn bị tổn thương thì không tập luyện nhóm cơ đó là hợp lý nhưng cũng xem nhóm cơ khác có tập được không vì bỏ lâu thì lại tốn thời gian làm quen lại

Đa phần khi bị đau quá mức ở đâu đó thì nhiều bạn hay lo sợ quá mức và lựa chọn phương án bỏ tập. Khi bạn mới bị tổn thương ở vùng nào thì việc ngăn vùng đó không vận động là hợp lý vì càng cử động mạnh vào thì có thể bệnh tình càng nặng hoặc không thể khỏi được. Nhưng điều đó không có nghĩa là các phần body part khác không tập được. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy vùng bị đau có thể vận động được thì bạn cứ vận động vì thường phần bị chấn thương trong luyện tập thường là mô liên kết

CHẤN THƯƠNG KHÔNG XẤU NHƯ BẠN NGHĨ

Đừng vội bỏ tập khi bị chấn thương
Đừng vội bỏ tập khi bị chấn thương

Đa phần khi bị đau quá mức ở đâu đó thì nhiều bạn hay lo sợ quá mức và lựa chọn phương án bỏ tập. Tuy nhiên đừng làm như vậy, trên kinh nghiệm của tôi bạn vẫn nên luyện tập, bởi:

1. Khi bạn mới bị tổn thương ở vùng nào thì việc ngăn vùng đó không vận động là hợp lý vì càng cử động mạnh vào thì có thể bệnh tình càng nặng hoặc không thể khỏi được. Nhưng điều đó không có nghĩa là các phần body part khác không tập được. Bằng một chút sáng tạo và động não bạn vẫn có thể tìm được hàng trăm phương án để tập.

Ví dụ cái bệnh nặng nhất mà người tập gym lo lắng là thoát vị hay thoái hóa cột sống vùng lưng dưới. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến vận động thân dưới của bạn là chính, do đó với một chút thay đổi trong lựa chọn bài tập thì thân trên tập cũng không khác gì người bình thường. Ngay cả với thân dưới, thực ra bạn cũng chỉ cần tránh các bài tập mà cột sống thắt lưng chịu lực nặng (nhẹ cũng vẫn chịu được nha). Thế nên bạn vẫn có thể Split squat, Lunge, Leg Press, Leg Extension, Leg Curl (chú ý lưng), Deadlift ... khi biết được giới hạn của bản thân.

2. Phần bị chấn thương trong luyện tập thường là mô liên kết. Đặc điểm về cấu tạo của chúng là ít tế bào sống, kết cấu chủ yếu là nước và sợi collagen, lại không được cấp nhiều máu, thế nên để phục hồi lại bắt buộc phải thông qua vận động. (Vận động làm máu lưu thông tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng và loại bỏ chất thải). Vậy nên ngay khi bạn cảm thấy vùng bị đau có thể vận động được thì nên vận động.

Để tránh ham hố quá mức dẫn đến tập quá sức, tôi cũng khuyên bạn nên thay đổi mục tiêu luyện tập của mình. Ví dụ nếu bạn thường tập để cơ to hay để lift thật nặng thì với những lúc chấn thương, nên chuyển mục tiêu sang tập cơ KHÁC to hoặc bài tập khác NẶNG. Hay có thể chuyển qua mục tiêu về linh hoạt/ mobility hay tận hưởng năng lượng tự nhiên bằng cách tập tempo chậm, đủ ROM, điều hòa nhịp thở như tập khí công bằng tạ.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym