Tư thế có thể là yếu tố quan trọng trong thẩm mỹ nhưng nó không liên quan đến cơn đau. Huấn luyện viên đừng trở thành nhà vật lý trị liệu nửa vời và đừng reo rắc nỗi sợ hãi về tư thế với chấn thương hay cơn đau với khách hàng. Nỗi sợ và trầm cảm là yếu tố lớn dẫn đến cơn đau hơn là tư thế xấu (Prins, Crous & Louw, 2008). Thay vào đó, hãy quan tâm và giúp khách hàng kiểm soát/ quản lý tải trọng thật tốt để giảm rủi ro chấn thương
Cơn đau, tư thế và kiểm soát tải trọng
TƯ THẾ KHÔNG LIÊN QUAN CƠN ĐAU
Tư thế và thời gian ở tư thế đó không là nguyên nhân dẫn đến cơn đau như nhiều người tưởng. Nghiên cứu của Roffey et al. (2010) (được rất nhiều trích dẫn) đã sàng lọc được 6 nghiên cứu chất lượng từ gần 300 nghiên cứu và phân tích về việc những tư thế xấu trong hoạt động lao động không hề gây ra cơn đau lưng dưới. 3 nghiên cứu chất lượng khác còn chỉ ra rằng thời gian ở tư thế xấu đó cũng không hề liên quan đến cơn đau lưng dưới (Harkness et al., 2003; Miranda et al., 2002; Andersen, Haahr, & Frost, 2007). Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng yếu chỉ ra rằng thời gian ở 1 tư thế có liên hệ đến nguy cơ đau lưng dưới, nhưng những nghiên cứu này lại không đồng nhất về cách đánh giá (Prins, Crous, & Louw, 2008; Swain, 2020).
CƠN ĐAU RẤT PHỨC TẠP
Có rất nhiều loại cơn đau (nociceptive, neuropathic, psychogenic, visceral, idiopathic ...) và rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ và tần suất cơn đau (giới tính, tuổi, tiền sử, bối cảnh kinh tế/ văn hóa/ xã hội, sự nhậy cảm, giấc ngủ, hoạt động thể chất, tâm lý, bệnh lý, di truyền, chỉ số máu ...). Lab mình hiện tại đang sử dụng nhiều kỹ thuật hình ảnh thần kinh (cộng hưởng từ chức năng, điện não đồ, cộng hưởng từ khuếch tán) kết hợp với trí tuệ nhân tạo (machine learning algorithms) để dự báo, đánh giá cơn đau 1 cách khách quan và đo lường tiến triển của nhiều bệnh thần kinh/vận động. Có thể vì literature hiện tại không cho thấy tư thế có sự tác động đáng kể/ không liên quan đến cơn đau, nên nó không phải là 1 yếu tố mà không chỉ lab mình mà nhiều lab khác không xét đến (mặc dù có đầy đủ biomechanical instrumentation để đo đạc).
THIẾU KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH
Nhiều huấn luyện viên ở Việt Nam hiện tại đang tiếp cận cơn đau 1 chiều (đa phần mình thấy là về yếu tố sinh cơ học – biomechanical factors, nhưng vẫn chưa đủ sâu về nó) và thiếu khả năng phân tích vấn đề (khả năng phân tích nghiên cứu còn hạn chế nên ứng dụng bối cảnh nghiên cứu vào lâm sàng/ thực tiễn là rất thấp). Có thể bạn đọc được nghiên cứu chỉ ra có những tư thế làm tăng tải trọng (biomechanical load) ở 1 số cấu trúc nhất định, nhưng nó không đồng nghĩa với việc nó sẽ khiến chúng ta dễ gặp chấn thương. Cơ thể chúng ta sẽ thích nghi dần với mọi hoàn cảnh để đáp ứng/chịu được với tải trọng đó, chứ không phải như trong điều kiện nghiên cứu trong thí nghiệm in vitro (nơi mà các mô được tách ra để kiểm tra). Hoặc hãy nhìn đối tượng mà bạn đang hướng đến xem yếu tố đó có đáng kể với họ hay không. Ví dụ: form của 1 người tập lâu năm được coi là xấu với nhiều người, nhưng đó là cách/ vị trí người đó kiểm soát load và vận được lực tốt nhất với chính cơ thể họ mà không gặp chấn thương. Tại sao họ phải thay đổi để được form đẹp như tiêu chuẩn của bạn? (để đưa họ về vị trí yếu hơn, khả năng kiểm soát kém hơn).
QUẢN LÝ TẢI TRỌNG
Quản lý tải trọng (load management) bao gồm yếu tố về sinh lý (physiological load), sinh cơ (biomechanical load), và tâm lý (psychological load), quan trọng hơn tư thế rất nhiều. Mọi người nên chú trọng vào khả năng kiểm soát vận động với tải trọng và quản lý nó trong dài hạn. Hãy tìm cho mình kỹ thuật phù hợp với bản thân (để khi tập với intensity cao vẫn kiểm soát được load tương đối tốt). Tính toán volume và frequency phù hợp với khả năng phục hồi của cơ thể, luân phiên intensity để thích nghi với đa dạng tải trọng. Rủi ro chấn thương trong tập luyện tăng lên thường đến từ việc kiểm soát và quản lý tải trọng chưa tốt. Ví dụ: 1 người mới tập luyện trở lại sau 6 tháng nghỉ tập, mau chóng sử dụng mức tạ cao như ngày xưa trong khi khả năng kiểm soát load đã kém đi và cơ thể không như trước/ chưa thích nghi lại kịp; hoặc 1 người không cân đối được volume, intensity, frequency dẫn đến quá tải.