Chúng ta đã từng nghe gần như hàng ngày về cơ bị căng, co cứng ... và nó có hại. Vậy căng cơ là gì và nó thực sự có hại như chúng ta nghĩ là thứ chúng ta cần phải anti?
CĂNG CƠ LÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ CƠ THỂ
Căng cơ và cách cơ thể hoạt động
Thực tế, căng cơ (cơ bắp bị co ngắn) là 1 cơ chế để bảo vệ cơ thể. Cơ thể chúng ta thông minh hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ:
+ Khi trong cơ thể xảy ra 1 lỗi hệ thống nào đó nhưng chúng ta không nhận ra điều đó.
+ Cơ thể của chúng ta cảm thấy có cái gì đó đang bị off - dễ hiểu là 1 chấn thương hay 1 tình trạng viêm nào đó.
Cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến những nhóm cơ xung quanh vùng đó siết chặt lại để hạn chế phạm vi vận động tại nơi đó. Điều này ngăn bạn khỏi nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trong tương lại, dễ hiểu nó là 1 cơ chế nẹp.
Ví dụ đơn giản là những người bị thoát vị đĩa đệm, các cơ bắp xung quanh vùng lưng dưới bám liền với các đốt sống co cứng lại vì lý do vậy! Để cơ thể vận động, não bộ của chúng ta phải gửi tín hiệu đến cơ các cơ bắp để làm chúng phải co lại. Các trạng thái hoạt động co duỗi của cơ bắp làm các xương di chuyển, và cả cơ thể chúng ta vận động. Hãy tưởng tượng cơ bắp của chúng ta là cái bóng đèn, các dây dẫn thần kinh là dây điện và bộ não chính là cái công tắc. Để bật được cái đèn, chúng ta phải lật công tắc. Nhưng khi mạch điện xảy ra vấn đề, ví dụ tin hiệu thần kinh cơ, dù ta có bật công tắc như thế nào đi nữa, đèn sẽ không bật như ý muốn của chúng ta nhưng cái này không phải ai cũng nhận ra. Đây chính là những gì xảy ra với cơ thể, chúng ta không thể bật 1 số cơ bắp nhất định. Về bản chất thì các cơ này đang bị tắt.
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN CƠ BẮP ĐÓ BỊ TẮT
Bất kỳ 1 chấn thương, áp lực hoặc lạm dụng quá mức cơ bắp nào đó đều có thể gây viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm có thể khiến não khó gửi tin hiệu cần thiết để các cơ hoạt động như mong muốn (y chang hiện tượng đoản mạch). Bộ não nhận ra khi thiếu sự liên kết với các cơ bắp đó. Để bảo vệ tránh cho hiện tượng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, nó có thể hạn chế sử dụng các cơ đang bị tổn thương hoặc bị sử dụng quá mức bằng cách tuyển dụng thêm các cơ khác (chính là các cơ synergistics - cơ trợ vận) để thực hiện công việc trợ giúp trong chuyển động của những cơ mà chúng ta bị off. Hiện tượng này được gọi là chuyển động bù - compensation.
Cách cơ thể hoạt động khi bị căng cơ mông
Đơn giản như sau: sự sắp xếp cơ bắp trong 1 chuyển động sẽ có 3 thằng chính (ví dụ trong chuyển động duỗi hông - Hip extension):
+ Cơ chủ vận: Cơ mông lớn (Gluteus maximus).
+ Cơ trợ vận: Nhóm cơ đùi sau (Hamstring group).
+ Cơ đối vận: Cơ thắt lưng-chậu (Iliopsoas major).
Bình thường khi thực hiện chuyển động duỗi hông, cơ mông lớn sẽ co lại và cơ thắt lưng chậu sẽ duỗi ra. Khi cơ mông lớn quá yếu trong khi thằng Psoas đang bị căng, co ngắn, lúc đó thay vì cần 1 lực co cỡ 10 điểm đến từ cơ mông lớn là đủ để duỗi hông thì lúc này sẽ là 12 ~ 15 nhằm thêm lực để kéo cái thằng bị căng ra, cơ mông phải cần 1 thằng trợ vận khác để hỗ trợ cho việc thực hiện chuyển động duỗi hông, đó là cháu đùi sau.
Đến đây đã có sự rối loạn về sắp xếp cơ bắp trong chuyển động, thằng đang là trợ vận lại dần trở thành chủ vận. Cơ bắp đang hoạt động không đúng như những gì nó vốn vậy! Sự bù đắp này rất tốt trong ngắn hạn vì nó vẫn giúp cơ thể hoạt động nhưng về lâu dài nó lại cực kỳ gây hại. Việc bù đắp lâu dài có thể làm các cơ bắp và khớp hoạt động quá mức dẫn tới các cơm đau mãn tính và chấn thương! Ngoài việc xử lý nhóm cơ bị căng co bằng stretching/ release nhưng quan trọng hơn cả là cần phải kích hoạt các nhóm cơ yếu nhằm tăng khả năng liên kết thần kinh cơ với não bộ. Phương pháp hay được sử dụng nhất chính là RNT – Reactive Neuromusclar Training.