Bạn đã bao giờ đọc nhãn của các sản phẩm mua tại siêu thị chưa? Nếu chưa hãy thử lấy 1 sản phẩm và xoay phía sau mà xem. Tôi đoán là sẽ có tới hơn 1 nửa số nguyên liệu bạn không biết là gì hay tại sao chúng lại ở đó. 1 hộp thức ăn ngũ cốc với gia vị từ thảo mộc - với Protein thực vật thủy phân, muối, đường, monosodium glutamate, autolyzed yeast, sodium silicoaluminate, disodium inosinate, disodium guanylate và sodium sulfite. Và các sản phẩm này ăn rất ngon miệng nhưng liệu ...
CÁC PHỤ GIA BÊN TRONG THỰC PHẨM CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Các loại phụ gia thực phẩm có an toàn không
Cơ quan FDA phân loại phụ gia thực phẩm là bất kì chất nào được thêm trực tiếp vào thức ăn. Có hơn 40 mục đích khác nhau khi sử dụng chất phụ gia trong thức ăn, nhưng 4 mục đích phổ biến nhất là để tăng hương vị, tăng cường màu sắc, gia tăng tính thẩm mĩ, và bảo quản thực phẩm. Ví dụ, chiết xuất vani có thể được thêm vào kem để tạo ra vị vani, vitamin C (ascorbic acid) có thể được bổ sung vào hoa quả và rau củ để tránh mất màu, các chất nhũ hóa có thể được thêm vào để giúp trộn đều dầu ăn cho sản phẩm và sodium propionate có thể được dùng để tăng thời gian sử dụng. Các chất dinh dưỡng cũng có thể được bổ sung để tăng chất lượng cho sản phẩm, đây được gọi là quá trình tăng cường dinh dưỡng (fortification).
Để được sự công nhận của FDA, các chất phụ gia cần được chứng nhận generally recognized as safe (GRAS). Office of Food Additive Safety của FDA đã xác định mức tiêu thụ hợp lí hàng ngày (ADI) cho 1 số loại phụ gia, nhưng không phải tất cả. ADI là lượng phụ gia thực phẩm 1 người có thể ăn hàng ngày mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chất phụ gia chỉ được thêm vào 1 số loại thức ăn nhất định cho 1 số mục đích, và nhìn chung cần phải cải thiện chất lượng của thức ăn mà không gây ra bất kì nguy hiểm nào cho người sử dụng. Chỉ 1 lượng tối thiểu chất phụ gia là cần thiết để có được mục đích mong muốn khi sử dụng chúng.
Cơ bản về 3 loại phụ gia thực phẩm
Mặc dù chúng ta nhận thức được rằng, không có việc gì chúng ta làm là hoàn toàn an toàn 100%, bao gồm cả việc ăn uống, nhưng chúng ta có quyền đòi hỏi rằng những thực phẩm mà mình mua có được sự an toàn khi sử dụng. Chính phủ và các cơ sở sản xuất thực phẩm cần thực hiện qui trình sản xuất cẩn trọng bậc nhất để đảm bảo các chất phụ gia không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Mặt khác, ở góc độ người tiêu dùng, chúng ta cũng có trách nhiệm lựa chọn các loại thức ăn cần thiết cho 1 chế độ dinh dưỡng tốt. Nhãn thực phẩm sẽ giúp chúng ta làm được điều này, do ta có thể biết được mình đang ăn những loại nguyên liệu nào, mặc dù không phải lúc nào ta cũng hiểu được mục đích của chúng.
Nhìn chung hầu hết các loại phụ gia sử dụng trong quá trình xử lí thực phẩm đều an toàn. Tuy nhiên, vẫn có 1 số quan ngại. Neltner và các đồng nghiệp chỉ rằng quá trình chứng nhận an toàn cho phụ gia có thể có kẽ hở. Họ lưu ý rằng, trong giai đoạn 15 năm, các cá nhân hoặc nhóm xác định độ an toàn của phụ gia có xung đột về lợi ích tài chính, làm dấy lên lo ngại về tính toàn vẹn của qui trình và liệu nó có đảm bảo an toàn cho nguồn cung thực phẩm hay không. Ngoài ra, Wilson và Bahna lưu ý rằng, mặc dù các phản ứng gây hại của chất phụ gia mặc dù hiếm gặp, nhưng chúng có thể không được chuẩn đoán do ít bị nghi ngờ. 1 vài nghiên cứu thấy rằng, 1 số loại chất phụ gia, như chất phẩm màu, có thể gây dị ứng hoặc khiến 1 số trẻ trở nên quá năng động và kém tập trung. Khi các tác động có hại được ghi nhận, FDA sẽ loại sản phẩm phụ gia đó khỏi danh sách GRAS. Thông tin chi tiết về từng loại chất phụ gia có thể tìm kiếm trên website của FDA.
Dựa trên các kết quả này, các tổ chức vì quyền lợi người tiêu dùng như Center for Science in the Public Interest (CSPI) đã quan ngại về sự an toàn của nhiều loại phụ gia. CSPI sắp xếp các chất phụ gia thành 5 nhóm từ An toàn đến Cần tránh. Bạn có thể kiểm cho các loại phụ gia thuộc 5 nhóm tại website của CSPI (www.cspinet.org/reports/chemcuisine.htm)
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều phụ gia
Tuy nhiên, vẫn còn sự tranh cãi liên quan đến sự an toàn của nhiều loại chất phụ gia. Ví dụ, CSPI xếp aspartame, 1 loại chất tạo ngọt tự nhiên phổ biến, vào danh mục Cần tránh và yêu cầu FDA cấm sử dụng loại chất này, dẫn chứng từ nghiên cứu trên động vật của Ý cho thấy aspartame có thể gây ung thư. Nhưng ngược lại, đa số các nghiên cứu chính, bao gồm cả báo báo từ FDA, cho thấy không có rủi ro sức khoẻ đáng kể nào liên quan đến aspartame.
Các tổ chức về sức khoẻ chuyển nghiệp cho rằng các loại thức ăn tự nhiên, như hoa quả, rau củ và các loại Protein từ phần nạc động vật, sử dụng rất ít hoặc không sử dụng phụ gia là cách thức tốt nhất để giảm bớt chất phụ gia nếu như có sự quan ngại. Ngoài ra việc tránh và hạn chế sử dụng các chất phụ gia như đường, siro ngô và dầu thực vật hydro hoá 1 phần, tất cả các sản phẩm có ít chất dinh dưỡng và dư thừa Calo, có thể là 1 trong những việc làm tốt nhất giúp phòng ngừa sự phát triển của các bệnh mãn tính.