Biến Stress thành đồng minh

Trái với suy nghĩ thông thường của đại chúng, Stress không phải là 1 trạng thái hoàn toàn tiêu cực. Thực tế thì Stress là thứ vô cùng cần thiết cho mọi sinh vật sống, bao gồm cả cơ thể của bạn

Bạn có thể thấy Stress luôn bên cạnh ta, đó khi nhìn đôi chân yếu ớt, teo nhỏ của các phi hành gia khi quay trở lại trái đất sau 1 thời gian dài trên không gian. Đó là hậu quả của việc sống trong 1 môi trường không có trọng lực. ️Điều vô cùng buồn cười là nhiều người lại cố mô phỏng cái tình huống không có trọng lực đó bằng việc tránh vận động thể chất bằng mọi giá có thể!

BIẾT CÁCH THÌ STRESS GIÚP BẠN, KHÔNG BIẾT THÌ NÓ HẠI BẠN

Biến Stress thành đồng minh không phải kẻ thù
Biến Stress thành đồng minh không phải kẻ thù

Khi nói về mặt tinh thần của từ Stress, những ai nhận thấy mình đang trong tình huống không thể hoặc có rất ít khả năng kiểm soát những rắc rối của mình sẽ là những người gặp Stress tiêu cực. Ví dụ, ngay cả nếu bạn phải làm việc nhiều tiếng liền mà bạn vẫn cảm thấy mình còn có khả năng kiểm soát thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công trong việc cảm soát Stress trong công việc. Ngược lại, cho dù bạn có phải làm việc rất ít đi chăng nữa mà bạn không thể nắm mọi thứ trong khả năng kiểm soát thì bạn sẽ bị căng thẳng cực độ. Tập luyện thể chất cũng không khác gì, nếu như lực mà cơ thể phải chịu trong quá trình vận động lớn hơn khả năng kiểm soát của nó thì bạn sẽ chấn thương.

Mặc dù bạn cần có Stress trong cuộc sống nhưng nếu Stress quá mức và hoặc kéo dài (gọi là diStress) lại là yếu tố đe dọa sự sống. Loại Stress tốt được gọi là euStress. Và nhớ rằng luyện tập không phải thứ duy nhất mà cơ thể bạn phải chịu đựng: thường khi tính đến nhu cầu nghỉ ngơi sau tập luyện, các vận động viên và người tập nghiêm túc chỉ tính đến các buổi tập. Tuy nhiên, mọi các yếu tố gây căng thẳng hiện gặp từ các thử thách với hệ miễn dịch, tới môi trường, xã hội, tâm lý và cảm xúc cũng đều phải tính đến.

Quan sát giúp ta thấy rằng, đa số các hoạt động sống mang tính Anaerobic (kị khí). Trừ khi bạn đang cố tập Cardio ra, còn hầu như bạn luôn trong trạng thái Anaerobic. Nó sẽ là việc đa phần thời gian chúng ta sẽ nghỉ, xen lẫn trong đó là những đợt vận động với cường độ cao. Việc luyện tập gợi ý cho tập tính vận động này bao gồm các bài tập kháng lực (để giúp các bộ phận không thoái hóa, tăng cường trao đổi chất và xương chắc khỏe) và các bài tập tăng độ dẻo dai (để giữ đúng tư thế và chiều dài cho cơ vốn thường bị ngắn lại sau những giai đoạn ngồi lâu như cơ đùi sau và các cơ gập háng).

MỘT VÀI GỢI Ý THỰC CHIẾN

Bất kể quan niệm no pain no gain có được truyền bá rộng rãi thế nào thì bạn phải nhớ rằng, để bạn có được sự tiến bộ sau khi luyện tập, cơ thể bạn chỉ cần được trải qua 1 Stress lớn hơn 1 chút so với mức nó thường gặp. Vì thế bất kể khi nói đến khối lượng tạ bạn cho vào thanh đòn hay số km bạn chạy hay số giờ bạn dành ra tập đạp xe, cũng hay nhớ nguyên tắc 20/5: với 1 cường độ tập hãy chờ tới khi bạn tăng được Volume tập lên 20% trước khi bạn tăng cường độ tập thêm 5% và tiếp tục như vậy. Thường thì những mức tiến bộ rất nhỏ lại có ý nghĩa lớn. Ví dụ trong buổi tập cuối tuần trước, bạn nâng mức tạ 100kg được 5 set 5 rep. Ngày hôm nay bạn đặt mục tiêu nhỏ là vẫn tập mức tạ đó nhưng 5 set 6 rep, chỉ thêm 1 rep cho mỗi set mà thôi. Tuy nhiên, tổng Volume của buổi tập trước kia là 2500 kg, còn buổi tập bạn dự tính hôm nay là 3000 kg hay tăng tới 20%

Trong tập tạ, khối lượng tạ không phải yếu tố quyết định duy nhất đến áp lực cơ thể phải chịu, tốc độ cũng là 1 yếu tố đóng góp lớn. 1 mức tạ có thể là an toàn nếu nâng chậm nhưng kém an toàn hơn nếu tập nhanh. Tương tự, 1 khối lượng tạ có thể sẽ không giúp bạn tiến bộ nhiều khi tập chậm nhưng lại gây thử thách tích cực nếu tập nhanh. Người mới tập cần luyện tập với tốc độ chậm trước và khi mức độ thể chất của họ tăng cao có thể dần kết hợp các bài tập có tốc độ cao (ví dụ vẫn hạ tạ chậm có kiểm soát nhưng khi đẩy tạ về vị trí xuất phát phải thực hiện thật nhanh chóng , lưu ý đề phòng chấn thương khớp khi lock quá nhanh và mạnh)

Tôn trọng quy luật tự nhiên: nếu như bạn đã không tập 1 thời gian do chấn thương, bệnh tật, công việc hay bất kỳ lý do nào, đừng cho rằng bạn có thể bắt đầu tập lại với mốc sức mạnh cũ trước kia. Ít nhất là tạm thời bạn sẽ quay lại mốc ban đầu, nên hãy cẩn trọng 1 chút trong lúc lấy lại mốc thể chất cũ.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym