Bị đau đầu gối và cổ chân thì làm gì

Để phục hồi nhanh thì bạn cần vận động hơn là ngồi yên 1 chổ. 1 số chấn thương thì có thể vận động nhưng 1 số chấn thương thì tốt nhất nên nằm yên

Nơi bị thương thực sự có thể không giống nhau và có khi ở 1 nơi xa lắc trên cơ thể. Khi chấn thương có thể phải đeo băng hoặc bó để hạn chế khớp cử động vào vị trí bị đau và gặp bác sĩ dùm cái chứ đừng nghe ai cả

BỊ ĐAU ĐẦU GỐI VÀ CỔ CHÂN THÌ LÀM GÌ

Khi mình chia sẻ về nguyên tắc khắc phục chấn thương có rất nhiều bạn comment và inbox hỏi mình là nếu bị đau ở bộ phận xyz trên cơ thể này thì tập như thế nào nhưng rất tiếc mình không trả lời được. Không phải vì mình không muốn mà là không thể 'đoán' phần bị tổn thương được. Dù là bạn và người bên cạnh bị đau 1 chỗ như nhau nhưng đó chỉ là 'vùng có cảm giác' mà thôi, nơi bị thương thực sự có thể không giống nhau và có khi ở 1 nơi xa lắc trên cơ thể.

Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối

Lấy 1 chút minh họa cho hai nơi các bạn hay kêu đau nhất ở thân dưới là đầu gối và cổ chân đi. Trên đây là các loại hình luyện tập và mức độ phù hợp của chúng với 1 số loại tổn thương xương khớp phổ biến (Hai hình đầu là của đầu gối, hình thứ ba là của cổ chân)
. Màu xanh là anh bộ đội ... ý lộn là các hoạt động khuyến khích bạn tập (Mình nói mãi rồi, biết tập 1 chút sẽ giúp chấn thương phục hồi nhanh hơn là bất động).
. Màu vàng là các hoạt động cần chú ý và chỉ nên tiến hành khi được giám sát, chỉ định.
. Màu đỏ thì thôi, quên đi.

Và như bạn cũng thấy, vầy nước và đạp xe nhìn chung là hai loại hình tập an toàn nhất cho bạn trong quá trình phục hồi chấn thương. Bởi vậy sau giai đoạn điều trị chấn thương cấp tính (RICE, massage...) thì bạn nên cho cơ thể cử động để lấy lại dần khả năng vận động và sử dụng các bài tập này để lấy lại sức mạnh, cảm nhận cho cơ, tăng tốc phục hồi. Việc tập với tạ, dây đàn hồ i... lại rất đặc biệt nên mình không muốn xui bạn. Khéo léo thì hiệu quả nó rất cao và an toàn, nhưng mình tin bản thân không thể nào ngăn cản các bạn (dù nam hay nữ) liều lĩnh tăng mức tạ lên ngưỡng nguy hiểm làm chấn thương trầm trọng hơn. Tùy vào mức độ nặng của chấn thương mà khi tập bạn có thể phải đeo băng, hoặc bó để hạn chế khớp cử động vào vị trí bị đau.

Nếu sau 1 thời gian áp dụng cách trị liệu này (cứ lấy mốc 1 tháng) mà khớp bạn có tín hiệu phục hồi tốt thì bạn có thể 'dần' quay trở lại các bài tập cũ của mình, nhưng đừng có ham hố tập nặng như trước quá sớm, dù bạn có cảm thấy nóng ruột đến đâu đi chăng nữa. Còn nếu như bạn bị dai dẳng mãi không tiến triển thì đó là lúc bạn nên tìm đến trợ giúp của bác sỹ. Chính vì có hàng chục loại tổn thương bạn có thể gặp phải như trong mấy cái bảng này mà nếu như không được chụp X-quang, MRI... thì sẽ chẳng thể nào biết chính xác bạn bị tổn thương dây chằng, hay sụn, hay gân và tổn thương ở cấp nào.

P/S: Gặp mấy đứa PT chém gió chữa được tất cả các thể loại bệnh xương khớp mọi người đừng có tin. Ai khám cho bạn mà sơ sài cũng chỉ là đoán mò, nhiều lúc chấn thương nhẹ nó cũng tự hồi phục được chỉ cần bạn ăn uống đủ dinh dưỡng, tâm lý tốt và không tự làm bệnh mình nặng thêm do thói liều lĩnh.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym