Bạn biết gì về Work-in ngoài Work-out đã biết

Work-out và Work-in luôn song song với nhau. Cơ bản thì nó thuộc về cảm xúc như Stress chẳng hạn vẫn ảnh hưỡng rất lớn đến tâm lý và tâm trạng của bạn. Với tôi, chỉ cần thư giản nhẹ nhàng là sẽ cải thiện tâm trạng được. Làm gì cũng nên cân bằng, nếu quá tải thì phải giảm

Nội dung chính trong bài:
1. Work-out và Work-in luôn song song với nhau
2. Làm gì cũng nên cân bằng, nếu quá tải thì phải giảm

BẠN BIẾT GÌ VỀ WORK-IN NGOÀI WORK-OUT CHƯA

Bạn biết gì về Work-in ngoài Work-out đã biết
Bạn biết gì về Work-in ngoài Work-out đã biết

Có thể bạn không thấy được tiến bộ vì bạn đã đi sai hướng ngay từ đầu! Ngày nay dù bạn có bất cứ nhu cầu gì thì cũng gần như luôn nghe được lời khuyên đi tập gym, loại hình dù có đa dạng với các bộ môn: tạ, kick boxing, các lớp đạp xe, nhảy zumba, group-x ... nhưng bạn có biết chúng đều có 1 đặc điểm chung là không? Đó là chúng đều gây kích thích hệ thống thần kinh giao cảm trong cơ thể bạn. Và đây có thể chính là cái khiến bạn dù tập luyện, ăn uống cố gắng mà vẫn không có kết quả hay quá chậm chẳng bằng 1 góc những người khác. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu:

Hệ thống thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system) và hệ thống thần kinh đối giao cảm (parasympathetic nervous system) là hai thành phần chính của hệ thần kinh tự chủ (Autonomic Nervous System) - tự chủ tức là chúng hoạt động không cần có ý thức của bạn. Hệ thần kinh tự chủ này kiểm soát và điều tiết tất cả các chức năng sống còn như hô hấp, nhịp tim, huyết áp, nội tiết, đề kháng ... trong đó:
+ Hệ thần kinh đối giao cảm (PNS) còn được gọi là hệ thần kinh đồng hóa, nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo.
+ Hệ thần kinh giao cảm (SNS) còn được gọi là hệ thần kinh "Đánh hay tránh" bởi nó chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng chiến đấu hay bỏ chạy khi gặp nguy hiểm.

Khi hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế, máu sẽ được chuyển từ vùng trung tâm (các cơ quan nội tạng) đến các cơ bắp và các phần xa của cơ thể đế sẵ sàng hành động. SNS còn được gọi là hệ DỊ HÓA bởi khi hoạt động nó sẽ sử dụng nhiều năng lượng, hormone và thường cũng gây tổn hại nhiều mô hơn. Và khi SNS chiếm ưu thế thì chức năng của PNS sẽ bị TẮT theo tương ứng. Tức là nó sẽ khiến bạn khó tiêu hóa, kém phát triển, mệt mỏi... toàn tác động tiêu cực.

Tuy nhiên bạn đừng hiểu lầm ý tôi, nếu cho rằng vì thế ta cần khuyến khích PNS và hạn chế SNS là suy nghĩ rất nông cạn. Giống như mấy bạn tập tạ nghe thấy từ dị hoá thì phát sốt lên vậy. Bạn phải nhìn nhận rằng đồng hoá - dị hoá, xây dựng - phá huỷ... nó giống hai mặt của 1 đồng xu vậy. Vấn đề chính là trong cuộc sống bận rộn ngày nay, đa phần chúng ta đang bị quá tải hệ thần kinh giao cảm. Bởi các nguyên nhân như:
+ Stress về vấn đề tiền bạc.
+ Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như ăn thừa mứa, ăn thiếu dinh dưỡng, ăn không phù hợp với thể trạng, hoặc ăn các loại thức ăn kém chất lượng.

Khi càng gặp nhiều những Stress này thì bạn hoặc 1 người bạn đang hướng dẫn tập sẽ càng gây kích thích SNS mạnh hơn. Và như tôi nói các loại hình luyện tập phổ biến ngày nay cũng đều là các tác nhân gây kích thích SNS. Cơ thể bạn cũng nhìn nhận việc squat cả trăm cân ở sau gáy như 1 loại nguy hiểm đó chứ. Vậy là 1 hệ thần kinh giao cảm vốn đã được kích thích quá mức lại được kích thích nhiều hơn, khiến cho khả năng nghỉ ngơi, sửa chữa, tái tạo, đồng hóa (những chức năng của PNS) của những người này càng kém, và chẳng khó hiểu gì khi bạn tiến bộ chậm.

Cái bạn bị thiếu khi tập không có tiến bộ trong trường hợp này là work-in, thay vì hao năng lượng ra, bạn cần thu năng lượng vào, cũng tương tự như khi người ta nói bạn cần biết cân bằng trong cuộc sống vậy. Và đến đây chắc bạn cũng hiểu được vì sao những người không phải làm việc văn phòng, không gặp nhiều Stress về tâm lý, được làm đúng công việc ưa thích của mình... thì khi tập luyện lại mau chóng tiến bộ, đó là vì họ không hề bị mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh này.

Do đó, lời khuyên của tôi dành cho các bạn thấy mình bị rơi vào tình huống, dù đã cố gắng tập luyện, ăn uống đúng chế độ mà vẫn không có được tiến bộ như mong muốn là: Hãy đừng tập trung vào việc tăng work-out, mà hãy giảm nó xuống và tăng các hoạt động Work-in lên. Các loại hình Work-in bạn có thể áp dụng là: Yoga (nhẹ nhàng), Khí công, Thái cực quyền, hay đơn giản nhất là đi bộ, thiền!

Trong ngày làm việc tôi thường tranh thủ thời gian Work-in để xoa dịu thần kinh bị quá tải của mình, khi SNS quá tải chúng ta thường rất khó tính, dễ làm hỏng việc. Bạn chỉ cần thực hiện 1 vài động tác vươn, xoay người, mô phỏng (lung tung :))) 1 vài động tác khí công, yoga mà bạn biết, phối hợp cử động đồng điệu với nhịp thở của mình.

Khi bạn thấy được chất lượng giấc ngủ, mức năng lượng, tâm trạng và sự tiến bộ trong luyện tập của mình được cải thiện lúc đó hẵng tăng mức độ Work-out lên nhưng vẫn phải tiến hành 1 cách từ từ.

Nguyễn Hữu Nhật Quang
MST: 8120524465
SĐT: 0909997104
lichtapgym.com@gmaildotcom
18 Trần Thiện Chánh, P12 Q10

CHÍNH SÁCH CHUNG
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
CHÍNH SÁCH KHÁC
Thông báo bộ công thương

  1. Lịch tập gym |
  2. Kiến thức gym